Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp kỹ thuật, cơ chế chính sách khai thác, sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ bền vững phục vụ dự án 661

Bùi Thanh Hằng, Phạm Quang Tuyến

Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dự án 661 triển khai đã đem lại những kết quả bước đầu trong việc phục hồi và trồng rừng mới ở nước ta, diện tích rừng có tăng, nhưng chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu khai thác cũng như sử dụng gỗ và LSNG hiện nay. Mặt khác, đời sống của các cộng đồng dân cư có mức sống thấp và phụ thuộc vào rừngnên các hoạt động khai thác trái phép diễn ra thường xuyên làm tăng nguy cơ mất rừng và ảnh hưởng nhiều đến thành quả của dự án 661.

Hơn nữa, trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, để đạt được năng suất, chất lượng cao, các ngành nghề hiện nay buộc phải áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, trong đó có khai thác, sử dụng lâm sản. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ trong khai thác, sử dụng còn nhiều bất cập chưa giải quyết được.

Tựu chung lại, dưới con mắt của nhà quản lý, cần phải nắm được bức tranh chung về thực trạng khai thác, sử dụng gỗ và LSNG để có thể đề xuất được các giải pháp về kỹ thuật, cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng như sử dụng rừng thuộc dự án 661 nói riêng và rừng Toàn quốc nói chung.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]