Đa dạng thực vật ở khu bảo tồn sông Thanh, tỉnh Quảng Nam

Nguyễn Văn An

Sở Tài nguyên – Môi trường Quảng Nam

Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Kim Thanh

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

TÓM TẮT

Hệ thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Sông Thanh có 854 loài, 507 chi, 144 họ. Với diện tích chỉ bằng 0,03% diện tích toàn quốc nhưng Khu BTTN Sông Thanh đã đóng góp cho các ngành thực vật Việt Nam một tỷ lệ đáng kể: ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 8,77%; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 50%; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 7,14%; ngành Thông (Pinophyta) 12,7% và ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 7,5%. Hệ thực vật Khu BTTN Sông Thanh ưu thế thuộc về dạng sống cây chồi trên (82,2%) được thể hiện qua phổ dạng sống với công thức: SB = 82,20 Ph + 1,83 Ch + 4,32 Hm + 5,76 Cr + 5,89 Th. Công thức phổ dạng sống của nhóm chồi trên là 82,20 Ph = 32,72 MM + 17,28 Mi + 9,95 Na + 3,27 Hp + 13,09 Lp + 5,89 Ep.

Từ khóa: Khu bảo tồn Sông Thanh, dạng sống, chồi trên, đa dạng thực vật.

MỞ ĐẦU

Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) ngày nay đã trở nên hết sức quan trọng trên phạm vi toàn thế giới. Nghiên cứu về ĐDSH hiện nay là một vấn đề có tính chiến lược, đảm bảo sự sống còn của trái đất, trong đó đa dạng thực vật chiếm vị trí hàng đầu vì thực vật có vai trò quyết định toàn bộ sự sống còn của các sinh vật khác.

Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt, với khí hậu gió mùa và điều kiện tự nhiên đa dạng, kéo dài trên 15 độ vĩ, cùng với sự đa dạng về địa hình và địa mạo đã tạo ra sự đa dạng của thực vật cũng như động vật hay nhiều sinh vật khác.

Sông Thanh là Khu BTTN lớn của tỉnh Quảng Nam, với nguồn tài nguyên sinh vật rất đa dạng và phong phú, là nơi giao lưu của hai khu hệ phía Bắc và phía Nam, nơi tập trung nhiều loài động thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế và khoa học cao. Động vật có Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Voọc vá chân nâu (Pygathix nemacus), Voọc vá chân xám (Pygathix cinereus), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis); Thực vật có Pơ mu (Fokienia hodginsii), Kim giao (Nageya fleuryi), Thổ phục linh (Smilax glabra) (Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1999) vì thế đề tài “Nghiên cứu đa dạng về phổ dạng sống và các yếu tố địa lý của nhóm thực vật bậc cao có mạch ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh tỉnh Quảng Nam” nhằm tạo ra một cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng chiến lược bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững Khu BTTN Sông Thanh.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]