Cơ sở khoa học để xây dựng mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiên

Trần Văn Con

Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh

Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Bài báo trình bày kết quả tổng quan, hệ thống hoá và nghiên cứu bổ sung các cơ sở khoa học để xây dựng mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiên ở Việt Nam. Dựa trên các nghiên cứu về cơ sở kinh tế xã hội, về mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư sống trong và gần rừng với việc quản lý rừng; vai trò của các cộng đồng và sự tham gia của họ trong quản lý rừng bền vững (QLRBV); phân tích các bên liên quan để xác định nhu cầu và trách nhiệm tham gia của họ trong các quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát trong QLRBV, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật lâm sinh, đã phác thảo một sơ đồ mối quan hệ giữa các quan điểm, phương pháp; các giải pháp kinh tế-xã hội và các thành tố để hướng tới QLRBV. Mô hình quản lý rừng bền vững được xây dựng dựa trên 5 thành tố cấu thành hệ thống QLRBV được đề xuất là: (i) Phương án điều chế; (ii) Cơ chế giải quyết xung đột; (iii) Tư vấn bảo tồn tài nguyên; (iv) Phát triển tổ chức cộng đồng và (v) Phát triển kỹ thuật dựa vào cộng đồng. Cả 5 thành tố này liên quan chặt chẽ với nhau và cần được áp dụng kết hợp với nhau một cách đồng bộ. Không một thành tố nào bị thiếu mà không kéo theo sự thay đổi của các thành tố khác.

Từ khoá: Quản lý rừng bền vững, rừng tự nhiên, cộng đồng

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]