Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật thâm canh đến rừng trồng Sở tại Đại Lải – Vĩnh Phúc

Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Quang Khải

Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả thí nghiệm Giống Sở lấy từ Nghĩa Đàn – Nghệ An đem về trồng ở Đại Lải – Vĩnh Phúc bằng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác nhau như cày đất, bón phân (gồm phân chuồng hoai và phân NPK) và mật độ trồng hợp lý, sau 7,5 năm đã cho quả tương đối ổn định và có hàm lượng dầu cao hơn hẳn so với các cây mẹ ở Nghĩa Đàn. Trong các công thức thí nghiệm thì công thức bón lót 3kg phân chuồng hoai + 0,2kg NPK và công thức trồng với mật độ 625cây/ha (cự ly trồng là 4x4m) cho sinh trưởng Sở tốt nhất cả về đường kính gốc, chiều cao vút ngọn và đường kính tán. Công thức bón 0,4kg NPK/cây và công thức trồng Sở với mật độ 1250cây/ha cho năng xuất quả Sở cao nhất.

Từ khoá: Kỹ thuật thâm canh, cây Sở, Đại Lải.

MỞ ĐẦU

Sở là loài cây đa tác dụng, được trồng rộng rãi ở Việt Nam từ các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Huế. Tuy nhiên, nguồn giống được gây trồng chủ yếu là giống tại chỗ, không được chọn lọc một cách cẩn thận. Hơn nữa, nhiều địa phương trồng Sở chưa đúng kỹ thuật, là cây lấy quả nhưng phần lớn Sở được trồng với mật độ rất cao (1600 – 4400cây/ha), do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất quả, hạt và hàm lượng dầu của Sở. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu trồng rừng Sở bằng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất quả, hạt và hàm lượng dầu Sở là vấn đề rất cần thiết. Đó cũng là cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm phát triển loài cây này ở nước ta.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]