Lại Thanh Hải
Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm nghiệpViện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về cấu trúc tổ thành loài, qui luật sinh trưởng đường kính và phân bố số loài theo cỡ kính để làm cơ sở khoa học cho việc xác định đường kính khai thác tối thiểu theo loài hoặc nhóm loài cây gỗ kinh doanh chủ yếu trong rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở khu vực Kon Hà Nừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các loài cây: Xoay, Vạng, Giẻ, Giổi, Cóc đá đạt kích thước tối đa từ cấp kính 80cm trở lên, trong khi các loài: Dung, Gạc nai, Đẻn, Hoắc quang… hiếm khi đạt đến kích thước trên 50cm và các loài Trâm, Nhọc, Gội, … thường có kích thước phổ biến ở cấp kính 50- 66cm. Đây chính là những loài chiếm ưu thế và thường xuyên thấy xuất hiện trong tổ thành của các trạng thái rừng. Có thểchia các loài cây trong rừng tự nhiên thành 3 nhóm theo hành vi sinh trưởng của chúng. (i)Nhóm I: Các loài cây ưa bóng giai đoạn đầu, sinh trưởng chiều cao trong 10 năm đầu rất chậm sau đó tăng dần lên khi vượt lên được tầng cây cao để trở thành tầng trội. Đó là các loài: Xoay, Chò, Cồng, Thạch đảm, Giẻ và Hoàng đàn. (ii)Nhóm II: Các loài cây chịu bóng nhẹ (trung tính) giai đoạn đầu, sinh trưởng chiều cao ở 10 năm đầu trung bình và tăng lên ở giai đoạn sauđạt tầng cây cao ở tuổi thành thục. Đó là các loài: Re, Vạng, Vàng tâm, Trám, Sến, Gội, Giổi và Cóc đá. (iii)Nhóm III: Các loài cây ưa sáng, sinh trưởng chiều cao giai đoạn đầu rất nhanh sau đó chậm lại và dừng lại ở tầng giữa của rừng ổn định. Đó là các loài: Bời lời, Chân chim, Bứa, Côm, Gáo, và Trâm. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu. đã đề xuất đường kính khai thác tối thiểu cho các loài thuộc nhóm I: là 60 (65) cm; thuộc nhóm II là 55cm và thuộc nhóm III là 30cm.
Từ khoá: Cấu trúc tổ thành, Qui luật tăng trưởng đường kính, Phân bố loài theo cỡ kính, Đường kính khai thác tối thiểu.
(Trang 1176-1186)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Tìm hiểu tác động của Auxin và Gibberelline đến khả năng ra rễ của hom giâm Sao đen
- Đề xuất sử dụng kích thước thích hợp của ô tiêu chuẩn và đa dạng sinh học thực vật rừng Thông ba lá (Pinus kesiya) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng lân cận
- Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) ở các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại huyện Lục Ngạn và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- Nghiên cứu chỉ số cạnh tranh trong rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả với chất lượng hạt giống loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis)