Vietnam Journal of Forest Science Number 4-2015

Bia cat OK

 

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 4 – 2015

 1 Nghiên cứu nhân giống hom các giống bạch đàn lai mới Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Thị Linh Đam Research on cutting propagation of new eucalyptus hybrid 3989
2 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm và che sáng đến sinh trưởng của cây Mạy Châu trong giai đoạn vườn ươm Vũ Văn Thuận, Lò Thị Hồng Xoan Research on influence of treated water temperature to germination and shading to growth of Carya tonkinensis Lecomte, 1921 in nursery 3997
3 Sinh trưởng của keo lai trên các dạng bãi thải sau khai thác bauxite tại mỏ bauxite Lộc Phát, Bảo Lộc Và Tân Rai, Bảo Lâm, Tỉnh Lâm đồng Phạm Trọng Nhân, Nguyễn Thành Mến, Lưu Thế Trung Growth of A. mangium A. auriculiformis in mine wasteland at Loc Phat, Bao Loc and Tan Rai, Bao Lam bauxite mine, Lam Dong province 4004
4 Xác định tên khoa học cho cây Nao hay Chua Khét ở Quảng Bình Phạm Hồng Thái, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thành Tây, Hoàng Chí Thanh Re – Identification of scientific name for the tree species “Chua khet” or “Nao” in Quang Binh province 4012
5 Impatiens parvisepala (Balsaminaceae): A newly recorded from Vietnam Hoang Thanh Son, Trinh Ngoc Bon, Nguyen Quang Hung, Pham Van Vinh and Nguyen Thi Van Anh Impatiens parvisepala (Balsaminaceae): Một loài bóng nước mới cho khu hệ thực vật Việt Nam 4018
6 Đa dạng chi Riềng (allpinia) và Sa nhân (amomum) thuộc họ Gừng (zingiberaceae) ở Bắc Trung Bộ Lê Thị Hương, Trần Thế Bách Diversity of the genera alpinia and amomum (Zngiberaceae) in North center Vietnam 4021
7 Nghiên cứu thành phần các loài sâu, bệnh hại trên cây xoan nhừ Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill Lại Thanh Hải, Lê Văn Bình Insect pests and diseaes of choerospondias axillaris 4027
8 Một số đặc điểm hình thái, sinh học của sâu tre (Omphisa fuscidentalis Hampson) Hoàng Thị Hồng Nghiệp, Nguyễn Thế Nhã Some morphological, biological characteristics of bamboo caterpillar (Omphisa fuscidentalis Hampson) 4033
9 Động thái tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nguyễn Đắc Triển, Trần Văn Con, Bùi Thế Đồi, Ngô Thế Long Regeneration dynamics of broadleaf evergreen forests in Xuan Son National Park, Phu Tho provice 4040
10 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc, thời vụ trồng rừng và tiêu chuẩn cây con Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) trên vùng đất cát khu vực Bắc Trung Bộ Đặng Thái Dương, Đặng Thái Hoàng Result of studying tending technique, planting season and seedling age of Acacia crassicarpa in the Central Coastal Area 4048
11 Sinh trưởng, năng suất và khả năng kinh doanh rừng trồng gỗ lớn một số loài cây chủ lực ở Bình Định Và Phú Yên, vùng Nam Trung Bộ Nguyễn Xuân Quát, Phạm Đình Sâm, Cao Văn Lạng Growth and productivity of timber plantations of some main species in Binh Dinh and Phu Yen, South Central region 4056
12 Nghiên cứu nhận thức và tác động của cộng đồng bản địa đến loài voọc Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai Hoàng Văn Chương, Hà Thăng Long, Trần Thị Kim Ly, Nguyễn Thị Kim Yến Study on the indigenous community awareness and impact on grey-shanked douc langur (Pygathrix cinerea) in Kon Ka Kinh National Park, Gia Lai province 4063
13 Tính đa dạng thành phần loài thú tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình Đồng Thanh Hải Diversity of mammals In Ngoc Son-Ngo Luong Nature Reserve, Hoa Binh province 4072
14 Đánh giá đa dạng sinh học, cảnh quan và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ tỉnh Bắc Kạn Đồng Thanh Hải, Phùng Văn Phê Assessment of biodiversity, landscapes and potential ecotourism development in Kim Hy Nature Reserve, Bac Kan province 4084
15 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số mô hình rừng trồng sản xuất tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hải Hòa, Võ Anh Đức Socio-economic and environmental assessments of forest plantation models in Thach Ha district, Ha Tinh province 4095
16 Khả năng nâng cao độ ổn định kích thước của gỗ bằng sơn Polyurethane phân tán vật liệu nano Bùi Văn Ái, Nguyễn Duy Vượng, Hoàng Trung Hiếu Dimensional stability of wood through nanomaterials dispered polyurethane coating 4110
17 Đánh giá khả năng sử dụng gỗ Cóc hành (Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs) Nguyễn Tử Kim, Nguyễn Trọng Nghĩa, Hà Thị Mừng Assessment of the possibility in wood utilization of Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs 4116
18 Nghiên cứu một số tính chất gỗ cơ bản của 5 dòng Bạch đàn lai nhân tạo trồng tại Trạm Thực nghiệm lâm sinh Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương Nguyễn Tử Kim, Nguyễn Thị Trịnh, Võ Đại Hải, Nguyễn Việt Cường Study on fundamental properties of wood of 5 eucalyptus hybrid clones by artificial hybridization planted in Bau Bang, Binh Duong 4122
19 Sinh trưởng và chất lượng gỗ của các dòng keo lai và bạch đàn lai mới chọn tạo ở Việt Nam Nguyễn Việt Cường, Đỗ Thị Minh Hiển, Nguyễn Minh Ngọc Growth and wood properties of new clones of acacia and Eucalyptus hybrid 4132
20 Một số đặc điểm cây đứng và đặc tính chủ yếu của gỗ loài xoan nhừ Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill Lại Thanh Hải, Đỗ Văn Bản Properties of Choerospondias axillaris (roxb.) Burtt & hill wood and timber 4144
21 Hiện trạng mộc bản phật giáo tại chùa Bổ Đà và chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hoàng Trung Hiếu, Lê Ngọc Hoan Current situation of the buddhistical woodblocks in Bo Da pagoda and Vinh Nghiem pagoda in Bac Giang province 4151

  NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG HOM CÁC GIỐNG BẠCH ĐÀN LAI MỚI

Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Thị Linh Đam
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

TÓM TẮTNghiên cứu các biện pháp tạo chồi, giâm hom, kiểm soát nước tưới cho các cây trội (dòng) thuộc các tổ hợp lai giữa Bạch đàn uro (E. urophylla) lai với Bạch đàn liễu (E. exserta) ký hiệu UE, Bạch đàn uro lai với Bạch đàn grandis (E. grandis) ký hiệu UG, Bạch đàn uro lai với Bạch đàn camal
(E. camaldulensis) ký hiệu UC cho thấy: (1) Đối với cả 3 phương pháp tạo chồi (ken cây, cắt cây và cắt hom trực tiếp ở cây 6 tháng tuổi) mỗi một phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau, vì vậy tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà có thể chọn một trong 3 phương pháp để tiến hành thí nghiệm; (2) Phương pháp trồng cây đầu dòng ra đất, có mái che khi mưa và hạn chế tưới nước từ khi cây bắt đầu ra chồi 2 – 3cm tới khi cắt hom là phương pháp trồng và kiểm soát nước cho cây đầu dòng hiệu quả nhất.
(3) Các dòng thuộc tổ hợp lai UC và UG nhân giống bằng hom dễ hơn các dòng thuộc tổ hợp lai UE, các dòng trong cùng một tổ hợp lai cũng có tỷ lệ ra rễ khác nhau, dòng lai ra rễ thấp thì có số lượng rễ và chiều dài rễ cũng kém hơn so với các dòng có tỷ lệ ra rễ cao.

Từ khóa: Giâm hom, nhân giống vô tính, bạch đàn lai

Research on cutting propagation of new eucalyptus hybrid

Research on methods to create shoots, cutting and watering control for plus trees of hybrid combinations between E. urophylla and E. exserta (called UE), E. urophylla and E. grandis (UG), E. urophylla and E. camaldulensis (UC) indicated that: (1) All three methods to create shoots (re – barking around the bole, tree cutting and direct cutting of 6 month old trees) have their own advantages and disadvantages, so that base on real situation, one could apply one of the three said methods for experiment; (2) The method to plant selected clones on land with roofing when raining and limitted watering from the time when shoot lengths are from 2 – 3cm to the cutting time was the most effective method; (3) Cutting propagation of UC and UG were easier than that of UE. In addition, clones within a hybrid combination have different rooting rate and a hybrid, which has low rooting rate, also has low quantity of roots and the length of roots is short, too.

Keywords: Cutting, vegetative propagation, eucalyptus hybrid

 

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ NƯỚC XỬ LÝ HẠT ĐẾN TỶ LỆ NẢY MẦM VÀ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY MẠY CHÂU TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Vũ Văn Thuận1, Lò Thị Hồng Xoan2
1
Trường Đại học Tây Bắc
2
Hạt Kiểm lâm huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

TÓM TẮTMạy châu (Carya tonkinensis Lecomte, 1921) là cây bản địa và đặc hữu, cây gỗ trung bình, có giá trị kinh tế và bảo tồn, phân bố hẹp, ở Việt Nam chỉ phân bố tại một số huyện và thành phố của tỉnh Sơn La. Đây là loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam với cấp đánh giá “sẽ nguy cấp, bậc V”. Tuy nhiên, những thông tin về loài cây này rất hạn chế và chưa có những nghiên cứu về đặc điểm lâm học và nhân giống gây trồng loài cây này. Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm và che sáng đến sinh trưởng của cây Mạy châu trong giai đoạn vườn ươm là cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ nước xử lý hạt có ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Mạy châu rõ rệt. Ngâm hạt ở nhiệt độ nước 60oC có tỷ lệ nảy mầm cao nhất 82,79% và thấp nhất công thức ngâm hạt ở nhiệt độ nước 100oC có tỷ lệ nảy mầm 21,11%; trong giai đoạn 4 tháng đầu kể từ khi gieo ươm, che sáng 75% là phù hợp, có tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng chiều cao ở mức cao với các giá trị tương ứng là 92,67% và 23,03cm. Nhưng từ sau tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 che sáng 50% là phù hợp, có tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng chiều cao đạt cao nhất với các giá trị tương ứng là 92,66% và 52,74cm. Cây con 7 – 8 tháng tuổi đủ tiêu chuẩn đem trồng rừng.

Từ khóa: Xử lý hạt, che sáng, tỷ lệ nảy mầm, sinh trưởng, Mạy châu

Research on influence of treated water temperature to germination and shading to growth of Carya tonkinensis Lecomte, 1921 in nursery

Carya tonkinensis Lecomte, 1921 is a native and end endemic tree species, everage tree with high economic and conservation values, stenotopic, in Vietnam is only distributed in some districts and cities of Son La provinces. This is a species listed in the Red Book of Vietnam with an assessment “will endangered, level V”. However, the information on this species is very limited and there are no studies on silvicultural characteristics, propagation and planting. Therefore, it is essential to research on influence of water temperature processing to germination and shading to growth of Crarya tonkinensis Lecomte in nursery.

Research results showed that water temperature processing affect germination rate significantly, formula soaking seeds in water temperature 60oC have the highest germination rate 82.79% and the lowest formula soaking seeds in water temperature 100oC with 21.11% germination rate. About shading in the first 4 months after sowing, shading 75% is appropriate, survival and ability to grow in height at high shading reached similar values application is 92.67% and 23.03cm. However, from after the 4th month to 8th month, shading 50% is appropriate, with survival rates as well as the growth reached the highest heights with the corresponding value was 92.66% and 52.74cm, seedling 7 – 8 months old qualified planted forest planting.

Keywords: Seed processing, shading, germination, growth, Carya onkinensis Lecomte, 1921

SINH TRƯỞNG CỦA KEO LAI TRÊN CÁC DẠNG BÃI THẢI
SAU KHAI THÁC BAUXITE TẠI MỎ BAUXITE LỘC PHÁT, BẢO LỘC VÀ TÂN RAI, BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG

Phạm Trọng Nhân, Nguyễn Thành Mến, Lưu Thế Trung
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

TÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện tại mỏ bauxite Lộc Phát, Bảo Lộc và Tân Rai, Bảo Lâm. Có 3 dạng bãi thải sau khai thác bauxite là hoàn thổ bằng lớp đất mặt, hoàn thổ bằng bùn thải và hoàn thổ kết hợp bùn thải và lớp đất mặt. Các bãi thải có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, với độ pH dao động từ 4,8 – 6,5. Hàm lượng các chất hữu cơ, đạm, lân, kali tổng số trên bãi thải có yếu tố bùn thải rất nghèo so với hoàn thổ bằng lớp đất mặt.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cây keo lai có thể sống trên các dạng bãi thải, với tỷ lệ sống dao động từ 60 – 90% sau 4 năm trồng. Đối với các mô hình hoàn thổ, keo lai có sinh trưởng về đường kính và chiều cao tốt hơn so với các mô hình nguyên trạng hay chưa hoàn thổ. Có sự khác biệt lớn về sinh trưởng của cây keo lai trong các mô hình hoàn thổ, theo đó lượng tăng trưởng đường kính gốc ở mô hình hoàn thổ đất mặt đạt 3,35 cm/năm lớn hơn nhiều so với 1,7 cm/năm của mô hình hoàn thổ bằng bùn thải, tương ứng với chiều cao vút ngọn là 1,6 m/năm so với 1,2 m/năm.

Từ khóa: Bãi thải, hoàn thổ, keo lai, mỏ bauxite, sinh trưởng.

Growth of A. mangium ´ A. auriculiformis in mine wasteland at Loc Phat, Bao Loc and Tan Rai, Bao Lam bauxite mine, Lam Dong province

The research was carried out at the bauxite – mined site of Loc Phat, Bao Loc and Tan Rai, Bao Lam. The end result for mining activities on the surface is mining waste and alteration of land forms. There are 3 types of mine wasteland, given that (i) “directly return” topsoil; (ii) “directly return” sludge and (iii) combined topsoil and sludge. The soil texture of mine wasteland was found to be from moderate to slight, with the soil pH to range of 4.8 – 6.5. The content of macronutrient such as nitrogen, phosphorus, potassium on the landfill of waste sludge factor is very poor compared to the one with topsoil.

Results show that A. mangium ´ A. auriculiformis could tolerate on the mining waste, with survival rates ranging from 60 – 90% after 4 years of planting. For the restoration models, A. mangium ´ A. auriculiformis had growth of diameter and height better than undisturbed or unrestored soil. There are major differences in growth of A. mangium ´ A. auriculiformis in restoration land, in which MAI of collar diameter growth in restoration of topsoil reaches at 3.35cm per year much greater than 1.7cm per year in restoration of using sludge, respectively MAI of height is 1.6m per year compared to 1.2m per year.

Keywords: Bauxite, restoration, mining wasteland, growth, A. mangium ´ A. auriculiformis.

XÁC ĐỊNH TÊN KHOA HỌC CHO CÂY NAO
HAY CHUA KHÉT Ở QUẢNG BÌNH

Phạm Hồng Thái1*, Nguyễn Văn Huy2, Nguyễn Tuấn Anh1,
Nguyễn Thành Tây1, Hoàng Chí Thanh1
1
Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình,
2 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮTChua khét, còn gọi với tên khác là Nao, phân bố tự nhiên ở Quảng Bình, là loài cây có giá trị thương phẩm cao. Gỗ có hồng sắc rất đẹp, được nhân dân sử dụng để làm nhà ở và các vật dụng trong gia đình. Từ trước đến nay, các cơ quan chức năng, đơn vị tư vấn về lâm nghiệp, các lâm trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và trong danh lục thực vật của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vẫn sử dụng tên khoa học của cây Chua khét (Nao) là Chukrasia sp. và xếp vào gỗ nhóm III theo bảng phân nhóm tạm thời các loài gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước theo Quyết định số 2198/CNR của Bộ Lâm nghiệp ban hành ngày 26/11/1977. Tuy nhiên, khi nghiên cứu phân tích chi tiết đặc điểm hình thái, phân loại, cấu tạo của cây Chua khét (Nao) ở Quảng Bình, chúng tôi xác định loài cây này thuộc chi Dysoxylum, có nhiều đặc điểm khác so với loài Chua khét (Chukrasia sp.), thuộc chi Chukrasia trong bảng phân loại tạm thời các loại gỗ thống nhất trong cả nước ở trên. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích một số đặc điểm của loài cây này ở Quảng Bình, so sánh với loài Chua khét (Chukrasia sp.), thuộc chi Chukrasia trong bảng phân nhóm ở trên và từ đó xác định tên khoa học của cây Chua khét (Nao) ở Quảng Bình là Dysoxylum cyrtobotryum Miq., Fl. Ind. Bat. Suppl. 1 (1861).

Từ khóa: Cây Chua khét, Nao, Quảng Bình, tên khoa học

Re – Identification of scientific name for the tree species “Chua khet” or “Nao” in Quang Binh province

The “Chua Khet” tree species, also locally called “Nao” in Vietnamese, naturally distributes in Quang Binh province. This indigenous species is a timber of high commercial value, used for housing construction and fine indoor furniture – its wood has a beautiful light red color. In Decision 2198/CNR of the Ministry of Forestry, dated 26 November 1977, on temporary classification of timber species being used in Vietnam, this indigenous species (“Chua Khet” or “Nao”) is classified as Chukrasia sp., belonging to Group III. Hence, the name Chukrasia sp. have been used for this tree species by forestry technical agencies, forestry consulting companies and state – owned forest enterprises in Quang Binh province as well as in the list of flora in Phong Nha – Ke Bang National Park. However, detailed study of the morphological characteristics, classification and structure of the “Chua khet” (or “Nao”) in Quang Binh province suggests that it has many different characteristics as compared to those of the species classified as Chukrasia sp. in the above – mentioned Decision 2198/CNR, and actually belongs to the Dysoxylum genus. Therefore, in this study, we analyzed some characteristics of this plant in Quang Binh, compared with the “Chua khet” (Chukrasia sp.) of the Chukrasia genus and then determined the scientific name of the Chua Khet (Nao) species found in Quang Binh to be Dysoxylum cyrtobotryum Miq., Fl. Ind. Bat. Suppl. 1 (1861).

Keywords: Chua khet, Nao species, Quang Binh, scientific name

Impatiens parvisepala (Balsaminaceae): A NEWLY RECORDED FROM VIETNAM

Hoang Thanh Son, Trinh Ngoc Bon, Nguyen Quang Hung,
Pham Van Vinh and Nguyen Thi Van Anh
Silviculture Research Institute, Vietnamese Academy of Forest Sciences, Vietnam

SUMMARY

Impatiens parvisepala S. X. Yu & Y. T. Hou, a previously known species only in China, is newly recorded from Vietnam. It is found in primary limestone forest in Na Hang Nature Reserve, Tuyen Quang Province, Vietnam.

Keywords: Balsaminaceae, Impatiens, Na Hang, Nature Reserve, Tuyen Quang

Impatiens parvisepala (Balsaminaceae): Một loài bóng nước mới cho khu hệ thực vật Việt Nam

Impatiens parvisepala S. X. Yu & Y. T. Hou, loài Bóng nước đài hoa nhỏ trước đây chỉ được biết phân bố ở Trung Quốc, nay là một loài mới cho khu hệ thực vật Việt Nam. Nó được tìm thấy trong các khu rừng nguyên sinh núi đá ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Từ khóa: Họ Bóng nước, chi Bóng nước, huyện Na Hang, khu bảo tồn thiên nhiên, tỉnh Tuyên Quang

ĐA DẠNG CHI RIỀNG (Allpinia) VÀ SA NHÂN (Amomum)
THUỘC HỌ GỪNG (Zingiberaceae) Ở BẮC TRUNG BỘ

Lê Thị Hương1*, Trần Thế Bách2
1
Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh
2
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮTTrên thế giới, chi Alpinia có khoảng 230 loài và Amomum có khoảng 150 loài. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam chi Alpinia có 31 loài và chi Amomum có 21 loài. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 40 loài của 2 chi này phân bố ở Bắc Trung Bộ, trong đó có 6 loài bổ sung cho khu vực Bắc Trung Bộ và 2 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Môi trường sống của các loài trong 2 chi này chủ yếu ở dưới tán rừng với 33 loài, tiếp đến là rừng thứ sinh với 27 loài, ven suối và trảng cây bụi cùng với 17 loài và thấp nhất là rừng nguyên sinh với 5 loài. Các loài cây thuộc chi AlpiniaAmomum ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau như cho tinh dầu với 36 loài, làm thuốc với 30 loài, làm gia vị với 10 loài và ăn được với 6 loài. Yếu tố địa lý của 2 chi ở khu vực nghiên cứu có 3 yếu tố địa lý chính, yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 45,0%; yếu tố ôn đới chiếm 7,5%, yếu tố đặc hữu và cận đặc hữu chiếm 45,0%

Từ khóa: Chi Riềng, Sa nhân, đa dạng, họ Gừng, Bắc Trung Bộ

Diversity of the genera Alpinia and Amomum (Zingiberaceae) in North Center Vietnam

The genus Alpinia about 230 species and Amomum about 150 species. They are distributed in the tropics and subtropics. In Vietnam genus Alpinia about 31 species and genus Amomum about 21 species. Study result of diversity of genera Alpinia and Amomum (Zingiberaceae) in North Centre of Viet Nam reported, 40 species among more than 51 reported species. There are 6 species new record for list of North center Vietnam (2011) and 2 species new record for flora of Vietnam. These plants are used to treat different diseases that we grouped into: 30 species for medicinal plants, 6 species edible, 36 species for essential oils plants, 10 species for spice. There are 5 major habitats: forest, light forest, subforest, along streams. The distribution of Alpinia and Amomum species in North Centre of Viet Nam are mainly comprised of the tropical Asia element (45.0%), temperate element (7.5%) and endemic element (45.0%).

Keywords: Alpinia, Amomum, diversity, Zingiberaceae, North Center Vietnam

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN CÁC LOÀI SÂU, BỆNH HẠI
TRÊN CÂY XOAN NHỪ Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill

Lại Thanh Hải1, Lê Văn Bình2
1
Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮTXoan nhừ (Choerospondias axillaris) là cây bản địa gỗ lớn mọc nhanh đa tác dụng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như gỗ sử dụng trong nội thất, xây dựng và vỏ cây, quả và lá sử dụng trong y học. Tuy nhiên việc trồng và phát triển loài cây này gặp nhiều khó khăn bởi các loài sâu, bệnh hại làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển. Kết quả điều tra thành phần loài sâu, bệnh hại Xoan nhừ bao gồm: 5 loài sâu hại và 3 loại bệnh hại, trong đó xác định 4 loài gây hại cho Xoan nhừ là Sâu đo (Hyposidra talaca Trusted), Xén tóc đục thân cành (Aeolesthes sp.), bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz.) và bệnh thối cổ rễ (Fusarium oxysporum Schlecht. emend. Snyder & Hansen). Một số đặc điểm hình thái của sâu bệnh được mô tả.

Từ khóa: Bệnh thán thư, bệnh thối cổ rễ, sâu đo, xén tóc đục thân cành và xoan nhừ

Insect pests and diseaes of Choerospondias axillaris

Choerospondias axillarisis is a large fast growing tree that has many different uses as for wood in furniture, construction and bark, fruit and leaves used in medicine. But the cultivation and development of this species is difficult because of insect pests and diseases affecting its growth and development. The main insect and diseases of C. axillaris include 5 species pests of insect and 3 kinds of disease, in which, four major causative agents for C. axillaris are looper (Hyposidra talaca), longhorn beetle (Aeolesthes sp.) and anthracnose disease (Colletotrichum gloeosporioides) and damping off disease (Fusarium oxysporum). Some main morphological characteristics of the insect pests and diseases are described.

Keywords: Aeolesthes sp., Anthracnose, Choerospondias axillaris, damping off, Hyposidra talaca

 

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
CỦA SÂU TRE (Omphisa fuscidentalis Hampson)

Hoàng Thị Hồng Nghiệp1, Nguyễn Thế Nhã2
1 Trường Cao đẳng Sơn La
2 Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮTSâu tre (Omphisa fuscidentalis Hampson) thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), họ Bướm Cỏ (Crambidae). Sâu tre là thực phẩm ưa thích của người dân miền núi. Sâu non Sâu tre có 13 đốt thân, 3 đôi chân ngực, 5 đôi chân bụng, miệng nhai, không có mắt kép, có 5 mắt đơn ở gần gốc rầu đầu. Râu đầu rất ngắn với 2 đốt; loại nhộng màng; tr­ưởng thành dạng ngài, có kiểu miệng vòi hút. Sâu tre thuộc nhóm côn trùng biến thái hoàn toàn. Vòng đời kéo dài 12 tháng. Pha sâu non gồm 5 tuổi và kéo dài khoảng 9 tháng. Sâu non tuổi 1 xâm nhập vào cây tre bằng cách đục một lỗ trên lóng măng. Thời gian phát triển của pha nhộng trong vòng 40 – 60 ngày. Kiểu nhộng treo ngược đầu. Màu sắc của nhộng thay đổi theo thời gian phát triển. Sau khi vũ hóa được một vài giờ, trưởng thành tìm cặp để giao phối. Quá trình giao phối diễn ra vào ban đêm. Trứng được đẻ thành cụm, khoảng 80 – 130 trứng lên bẹ của măng mới mọc. Thời gian phát triển ở giai đoạn trứng khoảng 12 ngày và tuổi thọ của trưởng thành khoảng 8 ngày. Sâu tre có một lứa trong một năm. Trưởng thành thường xuất hiện vào tháng 7. Trứng được đẻ từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 8. Giai đoạn sâu non kéo dài từ cuối tháng 8 năm trước đến đầu tháng 5 của năm sau. Từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6 sâu non hóa nhộng. Sâu non Sâu tre có một thời gian dài rơi vào trạng thái tạm ngừng phát dục (diapause), kéo dài từ cuối tháng 10 năm trước đến đầu tháng 5 của năm sau. Sâu tre có nhiều kẻ thù tự nhiên như chim gõ kiến, thạch thùng và một số loài kiến ăn sâu.

Từ khóa:: Hình thái, Sâu tre, Omphisa fuscidentalis

Some morphological, biological characteristics of bamboo caterpillar (Omphisa fuscidentalis Hampson)

Bamboo caterpillar (Omphisia fuscidentalis Hampson) is in Lepidoptera order, Crambidae family. Bamboo caterpillar is a favourite food of mountain people. Bamboo caterpillar is a pantamorphia insect. The larvae of Bamboo caterpillar has 13 segments, 3 pairs of thorax legs, 5 pairs of abdominal legs, a mandibulatory mouth part, non – complex eyes, 5 occelli near by antenna. The antenna is very short with 2 segments. The pupa is not contained in a cuccoon, and the adult moth has a sucking mouth part. Bamboo caterpillar life cycle lasts around 12 months. The larva phase has five instars and lasts from 9 to 10 months. The larvae bore a hole in the bamboo shoot, destroying the inner pulp, and then bore through the internodes moving upwards through the stem. The active larval phase lasts between 40 to 60 days. Then the larvae hang upside down inside the stem at an internode. The color of pupa changes over time as it matures. Several hours after emergence, the adult finds a mate to copulate, and this process takes place at night. The female lays a cluster of about 80 – 130 eggs in a newly developed bamboo shoot. The ova development takes place around 12 days, and adults live about 8 days. The bamboo caterpillar has only one lifecycle per year. Additionally, adults often appear in early July through to the middle of August. They lay eggs from the middle of July to the end of August. The larval period lasts from September to May. A larva metamorphoses into a chrysalis at the end of May to early July. The larvae then undergo a period of diapause, which lasts from the end of October to May. Bamboo caterpillar are confronted with many natural enemies such as woodpecker, house gecko and ant species.

Keywords: Biological characteristics, bamboo caterpillar, morphological characteristics, Omphisia fuscidentalis

ĐỘNG THÁI TÁI SINH TỰ NHIÊN RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Nguyễn Đắc Triển1, Trần Văn Con2, Bùi Thế Đồi3, Ngô Thế Long1
1
Trường Đại học Hùng Vương
2
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3
Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮTKết quả theo dõi động thái rừng lá rộng thường xanh từ 3 ô tiêu chuẩn định vị (1,0ha) tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn cho thấy có một sự tích tụ loài cây theo thời gian, số loài mới tái sinh trong một thời gian nhất định ít hơn số loài đã được tích tụ về thời gian ở các lớp cây có trước đó, cụ thể số loài có sự tăng dần từ lớp cây tái sinh (CTS: D1.3<1,0cm) < tầng cây nhỏ (TCN: 1,0cm<D1.3<10,0cm) < tầng cây cao (TCC: D1.3≥10,0cm). Mật độ cây tái sinh biến động rất lớn từ 24.444 đến 31.076 cây/ha. Số cây tái sinh bổ sung trung bình là 13.418 cây/ha/năm và số cây chết là 15.977 cây/ha/năm. Cây tái sinh có chiều cao dưới 0,5m có tỷ lệ chết hàng năm là 74,30%, và trên 1,5m là 38,3%. Trong chu kỳ theo dõi 5 năm (2007 – 2012), lượng cây tái sinh được bổ sung từ 64 ngàn đến 69 ngàn cây/ha và có từ 73 ngàn đến 85 ngàn cây/ha cây bị chết. Số cây tái sinh chuyển lên tầng cây nhỏ biến động từ 116 đến 382 cây/ha. Số cây chuyển ra khỏi tầng cây nhỏ để bổ sung vào tầng cây cao từ 3 đến 43 cây/ha, số cây chết ở tầng cây nhỏ biến động từ 99 đến 184 cây/ha. Số cây chết ở tầng cây cao biến động từ 6 đến 90 cây/ha.

Từ khóa: Động thái tái sinh, rừng lá rộng thường xanh, Vườn Quốc gia Xuân Sơn

Regeneration dynamics of broadleaf evergreen forests in Xuan Son National Park, Phu Tho provice

The observation of dynamics of broadleaf evergreen forests in the three permenant plots (each 1ha) suggested that there existed a species accumulation in time; the number new regenerated species in a certain period was lower than that of species accumulated in the older tree layers, specifically, there was an increasing in the number of species from tree regeneration layer (CTS:D1.3<1.0cm) < low tree layer (TCN: 1.0cm<D1.3<10.0cm) < high tree layer (TCC: D1.3≥10.0cm). The tree regeneration density considerably fluctuated from 24,444 to 31,076 trees/ha. The number of regenerating trees was 13,418 trees/ha/year supplemented and 15,977 trees/ha/year died on average. The dead rate of regenerating trees was 73.30% for trees below 0.5m and 38.3% for trees above 1.5m in high. In a 5 – year observation period (2007 – 2012), from 64,000 to 69,000 regenerating trees/ha was supplemented and from 73,000 to 85,000 trees/ha died. The number of regenerating trees reached to the low tree layer ranged from 116 to 382 trees/ha. The tree number of the low tree layer was from 3 to 43 trees/ha for trees reached to the high tree layer, and from 99 to 184 trees/ha for trees died. The dead tree number of the high tree layer changed from 6 to 90 trees/ha.

Keywords: Regeneration dynamics, broadleaf evergreen forests, Xuan Son National Park

 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CHĂM SÓC, THỜI VỤ TRỒNG RỪNG VÀ TIÊU CHUẨN CÂY CON KEO LÁ LIỀM (Acacia crassicarpa) TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

Đặng Thái Dương, Đặng Thái Hoàng
Trường Đại học Nông Lâm Huế

TÓM TẮTKết quả thí nghiệm đã tìm ra được kỹ thuật chăm sóc rừng trồng: Vun gốc + bón 50g NPK là thích hợp nhất, cho sinh khối và tỷ lệ sống của cây cao nhất so với các công thức: Không vun gốc + bón 50g NPK, Vun gốc + không bón phân, Không vun gốc + không bón phân. Kết quả nghiên cứu thời vụ trồng cho thấy trồng vào tháng 11 cho tỷ lệ sống cao nhất với 95,6% với = 4,05 >  = 3,84, tuy nhiên sinh khối cây trồng tháng 11 và tháng 2 không có sự sai khác rõ rệt với Ft = 0,62 < F05 =7,7. Thí nghiệm tiêu chuẩn cây con cho thấy cây trồng 4 tháng và 6 tháng tuổi không có sự sai khác rõ rệt về tỷ lệ sống với giá trị= 0,2 <= 3,84 cũng như sinh khối (giá trị Ft = 0,15 < F05 = 7,7). Vì vậy, nên chọn trồng cây 4 tháng tuổi để giảm công sức và chi phí chăm sóc

Từ khóa: Bắc Trung Bộ, đất cát, keo lá liềm, kỹ thuật chăm sóc, thời vụ trồng, tiêu chuẩn cây con.

Result of studying tending technique, planting season and seedling age of Acacia crassicarpa in the Central Coastal Area

The result shows that with tending techniques: root cover + 50g NPK is the most suitable, bringing highest living ratio and biomass compare to other methods: uncover + 50g NPK, Root cover + no fertilizer, Uncover + no fertilizer. Result of planting season show that it is best to plant in November bringing highest living ratio. However, there was no difference in the tree biomass between the panting seasons. The result of seedling age show that there was no difference between the 4 month and 6 month old seedlings. Thus, we should choose the 4 month old to reduce the cost. From this, the study chose the tending technique: root cover + 50g NPK, planting seaon in November and seedling age of 4 month old.

Keywords: Northern Central, sandy soil, Acacia crassicarpa, stending techniques, planting season, seedling age

 

SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG KINH DOANH RỪNG TRỒNG GỖ LỚN MỘT SỐ LOÀI CÂY CHỦ LỰC Ở BÌNH ĐỊNH VÀ PHÚ YÊN, VÙNG NAM TRUNG BỘ

Nguyễn Xuân Quát1, Phạm Đình Sâm2, Cao Văn Lạng2
1
Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam
2
Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮTTiếp cận theo cách kết hợp đánh giá tổng hợp hiện trạng rừng trồng sản xuất và rừng trồng phòng hộ các loài keo 6-21 tuổi, gắn với các dạng lập địa và đặc điểm của đất nơi trồng ở Bình Định và Phú Yên bằng các phương pháp cụ thể và kỹ thuật chuyên dụng nhằm tìm kiếm các mô hình có triển vọng cho kinh doanh gỗ lớn để ứng dụng và phát triển. Theo đó kết quả thu được là:

– Về năng suất theo trữ lượng gỗ không có mô hình nào đạt mức lớn hơn 20m3/ha/năm, phân cấp năng suất theo loài có 7 mô hình có triển vọng gồm 4 mô hình keo lai (A. mangium ´ A. auriculiformis) + 2 mô hình Keo tai tượng (Acacia mangium) cho năng suất mức trung bình (15 ≤ M < 20m3/ha/năm) + 1 mô hình Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) cho năng suất trung bình đạt (10 ≤ M < 15m3/ha/năm).

– Về các dạng lập địa của các mô hình triển vọng có năng suất từ mức trung bình trở lên đều nằm ở vành đai độ cao tuyệt đối từ 30 – 371m, dốc ≤15°; đất vàng hay đỏ phát triển trên đá phún xuất chua hay mác ma kiềm, tầng đất từ trung bình đến dày, thực bì trước khi trồng rừng thuộc loại khá.

– Về tính chất vật lý – hóa học của đất tầng mặt có dung trọng dưới 1,50g/cm3; hàm lượng sét vật lý từ 50 – 70%; pHKCl từ 3,7 – 4,2, tỷ lệ mùn đạt từ 1,14 – 4,20%; khả năng hấp phụ trao đổi (CEC) từ 5,63 – 42,78 me/100gam đất

Từ khóa: Gỗ lớn, năng suất, lập địa, đất, các loài keo, vùng Nam Trung Bộ

Growth and productivity of timber plantations of some main species in Binh Dinh and Phu Yen, South Central region

Combining assessment of forest status of productive plantations and protective plantations of Acacia species being age of 6-21 with the site conditions and characteristics of the soils where planting in Binh Dinh and Phu Yen provinces with specific methods and special techniques identify potential models for providing large timber to apply and develop. The results including:

– Timber volume: There is no models achieved average timber volume above of 20m3/ha/year. It is classified by species, there are 7 potential models including: 4 models of A. mangium ´ A. auriculiformis species, 2 models of A. mangium with average timber volume of 15 ≤ M < 20m3/ha/year, and 1 model of Acacia auriculiformis species with average timber volume of 10 ≤ M < 15 m3/ha/year.

– Site condition of potential models located in the belt absolute height of 30 – 371m, slope ≤ 15°; yellow or red soils developed on sour rock or alkaline magma, soil layer is from medium to thick, vegetation before planting is medium.

– Physical – chemical properties of topsoil: Bulk density below 1.50g/cm3, physical clay content of 50-70%, pHKCl of 3.7 – 4.2, humus proportion of 1.14 – 4.20%, CEC from 5.63 to 42.78 me/100 grams of dry soil.

Keywords: Timber – productivity, site condition, soil, acacia species, the South Central

 

NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG
BẢN ĐỊA ĐẾN LOÀI VOỌC CHÀ VÁ CHÂN XÁM (Pygathrix cinerea) Ở VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, TỈNH GIA LAI

Hoàng Văn Chương1, Hà Thăng Long1, Trần Thị Kim Ly2, Nguyễn Thị Kim Yến1
1
Hội Động vật học Frankfurt tại Việt Nam,
2
Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet)

TÓM TẮTVoọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) được ghi nhận phân bố tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh, là loài linh trưởng nằm trong bậc xếp loại cực kỳ nguy cấp trong danh lục đỏ thế giới. Trong nghiên cứu này đã điều tra, đánh giá nhận thức của cộng đồng người Ba Na về loài Voọc Chà vá chân xám (CVCX), cùng tác động của cộng đồng đến loài linh trưởng quý hiếm này. Kết quả điều tra cho thấy 63% số lượng người được hỏi biết đến sự tồn tại của loài Voọc CVCX, tuy nhiên có đến 59% cộng đồng không biết đây là loài được pháp luật bảo vệ, cũng như sự cần thiết bảo tồn loài. Tác động trực tiếp chính đến loài Voọc CVCX là săn bắt chủ yếu bằng súng tự chế, ngoài ra loài còn chịu tác động mất môi trường sống từ hoạt động khai thác gỗ, làm rẫy của cộng đồng địa phương. Các hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ cũng gián tiếp tác động đến nơi ở và tập tính của loài này. Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo tồn tài nguyên rừng (TNR) nói chung và loài Voọc CVCX nói riêng, đồng thời tăng cường quản lý, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào quản lý TNR của BQL VQG; Cải thiện sinh kế cộng đồng vùng đệm VQG Kon Ka Kinh.

Từ khóa: Cộng đồng bản địa, nhận thức cộng đồng, tác động, Voọc Chà vá chân xám, VQG Kon Ka Kinh

Study on the indigenous community awareness and impact on grey-shanked douc langur (Pygathrix cinerea) in Kon Ka Kinh National Park, Gia Lai province

Grey – shanked Douc Langur (Pygathrix cinerea) was recognized distribution in Kon Ka Kinh National Park. This species is classified as Critically Endangered (CR) on the IUCN Red List. In this study, we investigated the Ba Na ethnic community knowledge, their attitude toward the Grey -shanked Douc Langur and the awareness about the law to protect this species. The results showed that 63% responders know about the existence of Grey – shanked douc in Kon Ka Kinh National Park, however 59% responders don’t know about the conservation laws as well as the necessary to protect this species. The main directly impacts to species was hunting by homemade guns. Other impact was losing habitat by logging, burning forests for cultivation of local communities. The exploitation of NTFPs also indirectly affect habitat and behavior of this species. It is necessary to raise awareness of forest resources conservation (in general) and grey shanked douc langur conservation of local communities; strengthening management capacity and encouraging community participation in the forest resources management; improving livelihoods of community living in Kon Ka Kinh National Park buffer zone.

Keywords: Awareness, Grey – shanked Douc Langur, impact, Kon Ka Kinh National Park, local community

TÍNH ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THÚ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC SƠN – NGỔ LUÔNG, TỈNH HÒA BÌNH

Đồng Thanh Hải
Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮTKhu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn – Ngổ Luông đặc trưng bởi hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi với tính đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, nghiên cứu về tính đa dạng thành phần loài thú, đặc biệt các thông tin cập nhật về sự có mặt của các loài thú cũng như các mối đe dọa đến loài và sinh cảnh còn hạn chế. Nghiên cứu này sẽ tập trung làm rõ các thông tin trên và đề xuất các giải pháp bảo tồn cho khu hệ thú tại KBT. Thu thập số liệu được tiến hành trong 2 đợt năm 2014 và 2015. Phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra theo tuyến và điểm được sử dụng để thu thập số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu. Kết quả điều tra ghi nhận được 94 loài thú thuộc 28 họ, 9 bộ. Trong đó, 46 (chiếm 50%) loài thú được xác định quan trọng ưu tiên cho công tác bảo tồn. Hai mối đe dọa chính đến khu hệ thú là săn bắn và phá hủy sinh cảnh sống (khai thác gỗ trái phép, lấn chiến đất rừng làm nương rẫy, chăn thả gia súc…). Ba giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn khu hệ thú bao gồm: Bảo tồn loài và sinh cảnh, xây dựng chương trình giám sát, cải thiện sinh kế cho người dân.

Từ khóa: Thú, thành phần loài, mối đe dọa, Ngọc Sơn – Ngổ Luông, Hòa Bình

Diversity of mammals In Ngoc Son – Ngo Luong Nature Reserve, Hoa Binh province

Ngoc Son – Ngo Luong nature reserve (NR) characterized by forest ecosystems on limestone are considered with high biological diversity. However, research on diversity of mammal composition, especially the updated information on the presence of the animals as well as the threats to the species and habitats are limited. This research will focus on revealing the above information and recommended conservation measures for fauna reserve. Data collection was conducted in 2 times: 2014 and 2015. Interview, line transects, and point methods were used to collect data. The results show that a total of 94 species of mammals belonging to 28 families, 9 sets were recorded in the reserve. Of these, 46 (50%) animals are identified important priorities for conservation. The two main threats to the mammal species are hunting and habitat destruction (illegal logging, encroachment of forest land for cultivation strategy, grazing…). Three solutions to improve the efficiency of managing conservation mammal species were recommended including: Protection of species and habitats, developing monitoring programs, improved livelihoods for local people.

Keywords: Mammals, composition, threats, Ngoc Son – Ngo Luong, Nature Reserve

 

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC, CẢNH QUAN VÀ
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KIM HỶ TỈNH BẮC KẠN

Đồng Thanh Hải, Phùng Văn Phê
Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮTKhu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thuộc Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, điển hình cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi miền Bắc Việt Nam, được đánh giá có tính đa dạng cao về thành phần loài động thực vật, và nhiều thắng cảnh đẹp. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái (DLST). Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp như: phỏng vấn, thu thập tài liệu thứ cấp, điều tra theo tuyến để thu thập số liệu. Kết quả đã xác định được các nhóm thực vật và động vật, và 10 dạng cảnh quan có tiềm năng phát triển DLST tại khu bảo tồn (KBT). Nghiên cứu đã phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và định hướng phát triển DLST cho KBT. Thiết kế được 4 tuyến chính và 2 tuyến kết nối cho du lịch dã ngoại thiên nhiên – thám hiểm kết hợp với tham quan tìm hiểu văn hóa địa phương. Năm giải pháp chính để phát triển du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học nhằm tạo điều kiện cho người dân nghèo trong và ngoài KBT cải thiện đời sống: Giải pháp về quản lý, giải pháp về cơ chế chính sách, về đào tạo, về tiếp thị và giải pháp về hợp tác đầu tư.

Từ khóa: Đa dạng sinh học, cảnh quan, du lịch sinh thái, Kim Hỷ, Bắc Cạn

Assessment of biodiversity, landscapes and potential ecotourism development in Kim Hy Nature Reserve, Bac Kan province

Kim Hy nature reserve located in Na Ri District, Bac Kan Province, typical of forest ecosystems on limestone in Northern Vietnam, is considered to have a high diversity of plant and animal species composition, and beautiful landscapes. These are favorable conditions for the development of ecotourism. Research has combined several methods such as interviewing, line transects to collect data. The results show that several potential group of plants and animals, and 10 landscapes for ecotourism were identified in the reserve.

The study has analyzed the strengths, weaknesses, opportunities, challenges and development orientations for protected area ecotourism. Four (4) main tourist routes and 2 connective tourist routes were developed for nature tourist excursions, nature-explorer tour combined with local cultural understanding. Five key solutions are recommended for developing ecotourism combined with conservation of biodiversity in order to create conditions for livelihood improvement for reserve and local communities living in and outside the reserve incluidng management, solutions for policy mechanisms and training, marketing, investment.

Keywords: Biodiversity, landscapes, ecotourism, Kim Hy Nature Reserve, Bac Kan

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT
TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

Nguyễn Hải Hòa1, Võ Anh Đức2
1
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
2
Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh

TÓM TẮTBài báo này trình bày kết quả phân tích bước đầu về đánh giá hiệu quả của 3 mô hình rừng trồng thuần loài 7 năm tuổi (2007 – 2014) keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn Uro ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Dựa trên các chỉ tiêu lợi nhuận (NPV), tỷ suất lợi nhuận (BCR), tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR), công lao động, chỉ số xói mòn Ki, cường độ xói mòn đất (d) và chỉ số hiệu quả tổng hợp (Ect), đã xác định được mô hình rừng trồng keo lai thuần loài đều tuổi có hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất so với các mô hình rừng trồng khác và đạt giá trị Ect = 0,97, đứng thứ hai là rừng trồng Keo tai tượng với Ect = 0,94 và thấp nhất là rừng trồng Bạch đàn Uro với Ect = 0,8. Kết quả nghiên cứu này góp phần làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình rừng trồng điển hình ở khu vực nghiên cứu nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

Từ khóa: Hiệu quả môi trường, hiệu quả kinh tế – xã hội, mô hình rừng trồng sản xuất, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh

Socio-economic and environmental assessments of forest plantation models in Thach Ha district, Ha Tinh province

This paper presents the initial analysis of the effectiveness of the 3 models, namely a model of monoculture forest plantations at a 7- year Acacia forests (2007 to 2014), Acacia mangium and Eucalyptus Uro in Thach Ha district, Ha Tinh province. Based on the Net Prevent Value (NPV), Benefit Cost Ratio (BCR), the Internal Rate of Return (IRR), labor, erosion index (Ki), soil erosion intensity (d) and only efficient synthesis of (ECT), the study has identified patterns with monoculture Acacia plantations are the most effective in terms of economic, social and environment effectiveness compared to other models and plantation worth Ect = 0.97, followed by Acacia mangium with Ect = 0.94 and the Eucalyptus Uro is the least effective with Ect = 0.8. These findings will contribute to the scientific basis for further studies on solution development, enhancement of economic efficiency, social and environmental consequences of the typical plantation model in the study area to improve incomes and living conditions for local people.

Keywords: Environmental effectiveness, socio-economic effectivenesses, forest plantation model, Thach Ha district, Ha Tinh province

KHẢ NĂNG NÂNG CAO ĐỘ ỔN ĐỊNH KÍCH THƯỚC
CỦA GỖ BẰNG SƠN POLYURETHANE PHÂN TÁN VẬT LIỆU NANO

Bùi Văn Ái, Nguyễn Duy Vượng, Hoàng Trung Hiếu
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮTSơn PU (polyurethane) phân tán vật liệu TiO2 kích thước 21nm, nhỏ hơn 100nm, và sự kết hợp của chúng (TiO2) với 02 loại vật liệu nanoclay. Gỗ keo lai và Bồ đề được phủ mặt bằng sơn PU phân tán vật liệu nano được đánh giá khả năng gia tăng ổn định kích thước. Với màng phủ cho gỗ keo lai, sự có mặt của vật liệu nano làm giảm hiệu quả gia tăng ổn định kích thước lên hơn 50% so với màng không phân tán vật liệu. Trái lại, với gỗ Bồ đề, vật liệu nano phân tán trong màng phủ lại làm tăng hiệu quả ổn định kích thước, nhưng mức tăng cực đại cũng chỉ khoảng 16%, khi hàm lượng TiO2 loại <100nm được phân tán ở mức 1%. Sự kết hợp của TiO2 với nanoclay cho thấy loại clay biến tính còn giữ nguyên hoặc làm tăng hiệu quả nhưng không đáng kể, trong khi loại clay hydrophilic làm giảm hiệu quả của màng phủ đi một phần. Các kết quả thu được cho thấy, màng phủ khi được phân tán vật liệu nano nâng cao không nhiều độ ổn định kích thước gỗ.

Từ khóa: Ổn định kích thước, sơn PU nano,
sơn gỗ

Dimensional stability of wood through nanomaterials dispered polyurethane coating

Polyurethane coating containing nanomaterials of TiO2 size 21nm and under 100nm evaluated the improvement of dimensional stability of Acacia hybrid and Styrax tonkinensis wood. With coatings for Aacacia hybrid wood, coatings dispered nanomaterials reduce 50% dimensional stability of wood less than that without nanomaterials. In contrast, addition of TiO2 into polyurethane increase dimensional stability of Styrax tonkinensis wood. But maximum value of ASE is approximately 16% happening when TiO2 with size less than 100nm added. The combination of TiO2 and nanoclay in coating only improve dimenional stability in case nanoclay modified. With hydrophilic clay, the combination reduce this property. Almost result of this study indicate that, polyurethane coating improve dimensional stability limited.

Keywords: Dimensional stability, nanocoating, wood coating

 

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG GỖ CÓC HÀNH
(Azadirachta
 excelsa (Jack) Jacobs)

Nguyễn Tử Kim1, Nguyễn Trọng Nghĩa1, Hà Thị Mừng2
1
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2
Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮTCóc hành (Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs) là loài cây đa tác dụng, bản địa và là một trong những loài cây trồng rừng của một số tỉnh Nam Trung Bộ. Nghiên cứu tính chất vật lý, cơ học gỗ Cóc hành góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng loài cây này. Kết quả cho thấy, gỗ Cóc hành thu thập từ rừng tự nhiên có khối lượng riêng và khả năng chịu lực tốt hơn gỗ thu thập từ rừng trồng. Trong khi, độ dãn nở, co rút ở cả hai chiều xuyên tâm và tiếp tuyến, và thể tích của gỗ thu thập từ rừng trồng và rừng tự nhiên tương đương nhau. Gỗ Cóc hành có các tính chất từ trung bình đến cao, độ co rút và dãn nở theo chiều xuyên tâm, tiếp tuyến và thể tích trung bình nên tương đối thuận lợi trong việc phơi sấy và sử dụng gỗ. Gỗ Cóc hành tương đương một số loại gỗ xếp nhóm I (đối với gỗ từ rừng tự nhiên) và nhóm II (đối với gỗ từ rừng trồng) khi phân loại theo các tính chất cơ lý áp dụng cho các loại gỗ dùng để chịu lực chủ yếu là trong xây dựng và giao thông vận tải. Tuy nhiên, khi phân loại theo tiêu chí cho sử dụng gỗ ở một số mục đích khác thì gỗ từ rừng tự nhiên và rừng trồng không có khác biệt. Gỗ khá cứng và nặng, có độ bền tự nhiên cao, mặt gỗ tương đối mịn, vân gỗ ít nhưng gỗ có màu nâu hồng tương đối đẹp nên không phù hợp làm nguyên liệu sản xuất ván mỏng nhưng phù hợp cho làm cửa và cấu trúc bên trong hay làm đồ mộc. Gỗ có hệ số co rút thể tích cao nên cần chú ý xử lý gỗ tốt trước khi sử dụng, hạn chế tiếp xúc với nước hoặc hạn chế sử dụng ở những nơi có độ ẩm cao và thay đổi nhiều.

Từ khóa: Cóc hành, tính chất vật lý, tính chất cơ học, sử dụng gỗ

Assessment of the possibility in wood utilization of Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs

Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs is an indigenous and multi-purpose tree species. It is one of the major timber for plantation in dry regions of South Central Coast of Vietnam. Study on wood properties of Azadirachta excelsa with the purpose of clarifying scientific base for utilization was carried out. Wood of Azadirachta excelsa collected from natural forests has higher density and strength capability than those of wood collected from plantations. Shrinkage and swelling in both radial and tangential direction and volume of wood collected from plantations or natural forests are similar. Wood properties were at medium to high grade, shrinkage and and swelling in both radial and tangential direction and volume are good characteristics for drying utilization. Wood properties of Azadirachta excelsa are similar to wood of some species in group I (for timber from natural forests) and group II (for timber from plantations) as classified according to physical and machenical properties applied to wood used in construction and transportation. However, when classified according to the characteristic for use of timber in some other purposes, the wood from natural forests and plantations are in the same group. Wood of Azadirachta excelsa is not suitable for veneer production but fairly good for the structure and inner door or furniture due to quyte hard and heavy with durability, wood surface is not very smooth, but brown – pink wood relatively nice to do furniture. Wood should be dried well because of hight shrinkage coefficient in volume and avoided exposure to water or in places with high humidity

Keywords: Azadirachta excelsa, wood physical properties, wood machenical properties, wood utilization

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT GỖ CƠ BẢN CỦA 05 DÒNG BẠCH ĐÀN LAI NHÂN TẠO TRỒNG TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM SINH BÀU BÀNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Nguyễn Tử Kim1, Nguyễn Thị Trịnh1, Võ Đại Hải2, Nguyễn Việt Cường3
1 Viện Nghiên cứu công nghiệp rừng
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

TÓM TẮTVới mục tiêu xác định được một số biến động trong tính chất gỗ cơ bản của 05 dòng bạch đàn lai nhân tạo UE3, UC1, UE4, GU94, UE24 trồng tại Trạm thực nghiệm lâm sinh Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương để tìm ra được dòng bạch đàn lai nhân tạo có triển vọng sinh trưởng nhanh và cho chất lượng gỗ tốt nhằm mở rộng diện tích gây trồng, phục vụ tốt cho ngành công nghiệp chế biến gỗ đặc biệt là cho mục đích gỗ xẻ. Số liệu thu thập về sinh trưởng 05 dòng bạch đàn lai tại tuổi 10 này cho thấy khả năng sinh trưởng nhanh và ổn định trong khoảng từ 0,9 đến 1,9cm/năm về đường kính và 0,35 đến 1,8 m/năm về chiều cao, đạt thể tích từ 89 đến 543 dm3/cây. Tỷ trọng gỗ, chiều dài sợi gỗ tăng dần từ tâm ra vỏ và mức độ biến động nhỏ (tỷ trọng gỗ 0,5 đến 0,7 ở gần tâm, 0,6 đến 0,8 ở gần vỏ; chiều dài sợi gỗ 1,4 đến 1,5mm ở gần tâm và 1,7 đến 1,8 ở gần vỏ). Trong đó, UE3 và UE24 được lựa chọn là dòng có khả năng sinh trưởng nhanh và phẩm chất gỗ tốt cần được trồng khảo nghiệm mở rộng và tiếp tục theo dõi, đánh giá chất lượng cho mục đích gỗ xẻ. Tuy nhiên, do độ co rút và giãn nở hơi cao nên cần chú ý trong quá trình khai thác, bảo quản và chế biến tránh nứt vỡ, cong vênh ảnh hưởng đến chất lượng gỗ xẻ.

Từ khóa: Bạch đàn lai, sinh trưởng, tính chất gỗ, tỷ trọng gỗ, biến động

Study on fundamental properties of wood of 5 eucalyptus hybrid clones by artificial hybridization planted in Bau Bang, Binh Duong

With the goal to clarify the variation in wood fundamental properties of 5 eucalyptus artificial hybrid clones UE3, UC1, UE4, GU94, UE24 grown in silvicultural experiment station Bau Bang, Binh Duong province to find clones with fast-growing and good quality timber for expanding the planting area. The timber may serves well for the wood processing industry, especially for lumber purposes. Data collected on growing of 5 eucalyptus hybrid clones shows the ability of fast and stable growth in the range of 0.9 to 1.9cm/year in diameter and 0.35 to 1.8m/year in height, reaching from 89 to 543dm3/tree in volume. The wood specific gravity, wood fiber length increases from the pith to the bark with a small variation (specific grvity increased from (0.5 – 0.7) near the pith to (06 – 0,8) near the bark; fiber length increased from (1.4- 1.5) mm near the pith to (1.7- 1.8) near the bark). UE3 and UE24 was the out-standing clones with strong points in both growth and wood specific gravity. They should be expanded in to the other ecologycal region and assessed the quality of wood for the lumber purposes. However, due to great value of total shrinkage and swelling ratio, preservation in logging and processing to avoid cracking, warping should be marked.

Keywords: Hybrid eucalyptus, growth, wood properties, specific gravity, variation

SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG GỖ CỦA CÁC DÒNG KEO LAI VÀ BẠCH ĐÀN LAI MỚI CHỌN TẠO Ở VIỆT NAM

Nguyễn Việt Cường, Đỗ Thị Minh Hiển, Nguyễn Minh Ngọc
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học lâm nghiệp

TÓM TẮTLai giống có kiểm soát cho nhóm loài keo và bạch đàn đã thu được một số thành quả nhất định sau hơn một thập kỷ nghiên cứu cải thiện giống. Về giống keo lai nhân tạo đã tạo được nhiều giống lai trong đó có 3 giống lai AM2, AM3, MAM8 đạt được năng suất tương đối cao vượt các dòng keo lai tự nhiên (BV10, BV33) và đã được công nhận giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật năm 2008. Kết quả phân tích tính chất cơ lý gỗ 3 giống keo lai nhân tạo AM2, AM3, MAM8 ở tuổi 7 cho thấy so với gỗ Keo lá tràm, Keo tai tượng và keo lai tự nhiên, gỗ keo lai nhân tạo AM2, AM3 có nhiều đặc tính tốt (khối lượng thể tích, sức chịu nén dọc, sức uốn tĩnh) hơn Keo lá tràm, Keo tai tượng và keo lai tự nhiên. Như vậy 2 giống keo lai nhân tạo là AM2, AM3 là giống vừa có ưu thế lai về sinh trưởng vừa có ưu thế lai về chất lượng gỗ. Bên cạnh những thành tựu về keo lai nhân tạo, các giống bạch đàn lai nhân tạo cũng có được 13 giống lai có năng suất và chất lượng cao và đã được công nhận 3 giống lai UE24, UE27, UC80 là giống Quốc gia và 10 giống lai UE3, UE23, UE33, UC1,UC2, CU91, UE73, UC75, CU90, UU8 là giống tiến bộ kỹ thuật, trong đó có giống lai UE24 vừa có ưu thế lai về sinh trưởng vừa có ưu thế lai về chất lượng.

Từ khóa: Keo lai nhân tạo, cơ lý gỗ, bạch đàn lai, giống lai

Growth and wood properties of new clones of acacia and eucalyptus hybrid

Artificial Acacia hybrids have been created, of which 3 hybrids of AM2, AM3, MAM8 AM (approved as national varieties and advanced technological varieties in 2008) have high yield and higher than natural Acacia hybrids (BV10, BV33). Assessment of wood properties of these artificial acacia hybrids at age of 7 shows that wood properties of these artificial acacia hybrids (such as specific gravity, length compress resistance, bending strength) are better than that of A. auriculifomis, A. mangium and natural Acacia hybrid. As a result, two artificial acacia hybrids (AM2, AM3) have preponderance in both growth and wood quality. Apart from artificial acacia hybrids created, artificial Eucalyptus hybrids also have been successful created, of which 3 hybrids (UE24, UE27, UC80) were approved as national varieties, and 10 hybrids (UE3, UE23, UE33, UC1,UC2, CU91, UE73, UC75, CU90, UU8) were approved as advanced technological varieties. Among those approved varieties, the hybrid of UE24 has preponderance in both growth and wood quality.

Keywords: Artificial acacia hybrid, wood properties, Eucalyptus hybrid, hybrid

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÂY ĐỨNG VÀ ĐẶC TÍNH CHỦ YẾU
CỦA GỖ LOÀI XOAN NHỪ Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill

Lại Thanh Hải1, Đỗ Văn Bản2
1
Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮTXoan nhừ Choerospondias axillaris là loài cây bản địa, có phân bố rộng ở rừng miền Bắc và miền Trung của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy cây Xoan nhừ có thể được xếp vào nhóm gỗ lớn, gỗ khúc đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất gỗ xẻ chiếm tỉ lệ cao (đường kính lớn, chất lượng cao). Gỗ ít bị nấm mục nâu (Daedalea quercina), nấm mục trắng (Trametes corrugate) gây hại, nhưng khả năng kháng mối nhà (Coptotermes formosanus) ở mức trung bình. Gỗ thuộc nhóm gỗ “nặng trung bình”; có độ co rút thể tích thấp và khả năng chịu ngoại lực ở mức trung bình. Gỗ Xoan nhừ cần áp dụng các biện pháp xử lý bảo quản trước khi sử dụng và không nên sử dụng cho các công trình, chi tiết chịu lực lớn.

Từ khóa: Gỗ Xoan nhừ Choerospondias axillaris, độ bền tự nhiên, khả năng chịu lực

Properties of Choerospondias axillaris (roxb.) Burtt & Hill wood and timber

The native tree species Choerospondias axillaris is distributed widely in Northern and Central of Vietnam, and is known as a fast growing tree. The results of study shown that: Choerospondias axillaris could be graded in a big tree group, its round logs are met the saw log requyrements (the big diameter and the high quality of logs). The durability of Choerospondias axillaris wood to be good in the environment with Daedalea quercina fungi and Trametes corrugata fungi, but it is easy damaged by Coptotermes formosanus. Choerospondias axillaris wood is graded in the group of medium density, low rate of volume shrinkage and medium mechanical strength. This timber should be applied preservation solution before utilization and should be not used as a construction parts under strong forces.

Keywords: Choerospondias axillaris wood, durability, mechanical strength

HIỆN TRẠNG MỘC BẢN PHẬT GIÁO TẠI CHÙA BỔ ĐÀ VÀ CHÙA VĨNH NGHIÊM TỈNH BẮC GIANG

Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Hoàng Trung Hiếu2, Lê Ngọc Hoan2
1
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮTMộc bản kinh Phật là những bản khắc gỗ các chữ Hán, chữ Nôm âm bản nhằm mục đích in ấn, phổ biến các giáo lý nhà Phật phục vụ công tác tôn giáo. Đây là kho tàng vô giá của dân tộc, ngoài giá trị về Phật giáo, các kho mộc bản còn phản ánh trình độ khắc điêu luyện, trình độ mỹ thuật, văn hóa của người Việt xưa. Hiện nay, tại Bắc Giang có 2 kho mộc bản đang được lưu giữ, bảo quản tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà. Tuy nhiên chưa có các nghiên cứu một cách hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả lưu giữ mộc bản tại hai chùa. Qua đánh giá, phần lớn mộc bản đều đang có dấu hiệu xuống cấp do bị cong, nứt, nấm mốc và côn trùng xâm hại. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra đánh giá tổng quan về hiện trạng ngoại quan của mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà làm cơ sở cho các giải pháp bảo quản mộc bản.

Từ khóa: Mộc bản, hiện trạng ngoại quan mộc bản

Current situation of the buddhistical woodblocks in Bo Da pagoda and Vinh Nghiem pagoda in Bac Giang province

Buddhistical woodblocks are wooden boards encrypted with Chinese scripts or Vietnamese scripts modified from Chinese scripts (chữ Nôm) for printing in order to popularize buddhistical philosophy. Wooden blocks are invaluable treasures of Vietnam not only in terms of religious importance but also in the soul and culture reflected in the manuscripts and the artistic values of the encryption works. In Bac Giang, most important woodblocks have been preserved in Vinh Nghiem pagoda and Bo Da pagoda, although there have not been any scientific study on woodblock storages and preservation. Our study illustrated that most of the woodblocks in the two storages have been damaged to certain extent, mostly due to disfiguration, cracking, molding and attacks of insects. This comprehensive evaluation of the current situation of the two woodblock storages can be used in designing appropriate preservation method for the treasures in the future.

Keywords: Woodblock, current situation of woodblocks

 

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]