Tiềm năng nguyên liệu gỗ Đước (Rhizophora apiculata) ở Cà Mau làm nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ

Bùi Duy Ngọc, Nguyễn Đình Hợi

Nguyễn Thị Minh Xuân

Phòng Nghiên cứu Chế biến Lâm sản

Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Tỉnh Cà Mau có nguồn nguyên liệu gỗ Đước (khai thác + cải tạo + tỉa thưa) lớn. Trong 3 năm gần đây (2004, 2005, 2006), sản lượng trung bình khoảng 100.000m3/năm. Đây là nguồn nguyên liệu có thể cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.Khi thăm dò sử dụng gỗ Đước làm ván ghép thanh cho thấy: gỗ Đước bám dính rất tốt với chất kết dính (keo PVAC). Khả năng bám dính của gỗ Đước với chất kết dính cao hơn nhiều so với lực bám dính của các loài gỗ Keo tai tượng, Keo lai, Keo lá tràm và Thông caribê. Khả năng bám dính của gỗ Đước tương đương với Khả năng bám dính của gỗ Bạch đàn trắng (Gỗ Đước: 109,48 kgf/cm2; Gỗ Bạch đàn trắng: 116,09 kgf/cm2) Khi thăm dò sử dụng gỗ Đước làm ván sàn cho thấy: độ bám dính bề mặt của gỗ Đước với chất phủ là sơn PU (theo tiêu chuẩn CNS 673085) thì đạt cấp độ A2 – đó là: Bám dính tương đối tốt.

Từ khoá: Tiềm năng gỗ Đước, Cà Mau.

MỞ ĐẦU

Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng cũng như ở các nước phát triển, ngành chế biến lâm sản đang tiến hành việc nghiên cứu tìm kiếm các loại nguyên liệu mới, phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến lâm sản.Các cơ sở chế biến chỉ có thể phát triển trên cơ sở cung cấp nguyên liệu ổn định. Nếu nguồn nguyên liệu không đủ cung cấp về số lượng và chất lượng sẽ dẫn đến tình trạng ngừng hoặc sản xuất cầm chừng. Vì thế, nghiên cứu thăm dò tiềm năng và khả năng sử dụng của các loại gỗ ở các vùng nguyên liệu khác nhau nhằm cung cấp thông tin cho sản xuất là điều cần thiết.Theo tài liệu thống kê năm 2000, cả nước có 606.792ha đất ngập mặn ven biển, trong đó: 155.290ha là diện tích rừng ngập mặn ven biển; 225.427ha là diện tích đất ngập mặn ven biển không có rừng ngập mặn; 226.075ha là diện tích đầm nuôi tôm nước lợ có đê cống.Trong tổng số diện tích rừng ngập mặn đó thì rừng tự nhiên chỉ có 59.732ha, chiếm 38,1%, còn lại 96.876ha chiếm 61,9% là rừng trồng. Đối với rừng ngập mặn trồng thì Đước có tới 80.000ha chiếm 82,6%, còn lại 16.876ha chỉ chiếm 17,4% là Trang, Bần chua và một số loài cây ngập mặn khác.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]