Thực trạng và vai trò của canh tác nương rẫy đối với sinh kế người dân vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam

Hoàng Liên Sơn, Bùi Thị Hải Nhung

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả điều tra thực trạng và vai trò của canh tác nương rẫy tại 4 tỉnh: Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng và Hà Giang cho thấy những thế mạnh tiềm năng của vùng vẫn chưa được khai thác hợp lý; kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém và năng suất cây trồng thấp do tập quán canh tác đất dốc kém bền vững nên tình trạng đói nghèo còn khá phổ biến. Tuy nhiên, nguồn sống chính của người dân bản địa còn phụ thuộc nhiều vào canh tác nương rẫy, trung bình nguồn thu nhập từ hoạt động này chiếm khoảng 15 – 56% tổng thu nhập của hộ gia đình.

Từ khoá: canh tác đất dốc, canh tác nương rẫy

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta hiện có khoảng 200 nghìn hộ gia đình với gần 1 triệu người, nơi tập trung đồng bào dân tộc ít người đang sinh sống dựa vào canh tác nương rẫy. Từ rất lâu đời, canh tác nương rẫy đã gắn bó với người dân vùng cao miền núi. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm mà còn gắn liền với những nét văn hóa truyền thống của đồng bào.

Hiện nay, canh tác nương rẫy du canh đã và đang tạo ra một sức ép lên tài nguyên rừng ngay cả ở những vùng rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng. Những tác động tiêu cực của canh tác nương rẫy đã làm đất đai bị xói mòn và trở nên thoái hóa, nghèo kiệt, năng suất giảm mạnh sau một thời gian ngắn canh tác. Hậu quả là họ phải tiếp tục phá rừng mở rộng diện tích làm nương để tìm kế sinh nhai nhưng cuộc sống vẫn trong vòng luẩn quẩn đói nghèo.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]