Đoàn Đình Tam
Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) là cây gỗ lớn có giá trị kinh tế và giá trị đa dạng sinh học cao, có tên trong sách đỏ của Việt Nam, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và cần được bảo tồn. Chò chỉ có biên độ sinh thái hẹp, thích hợp với cả loại đất Feralit vàng nâu hoặc vàng đỏ và có thể sống thành quần thụ rừng và trong hệ sinh thái đó, chúng có thể có những vai trò khác nhau trên những lập địa khác nhau. Hiện nay, Chò chỉ đang bị khai thác một cách quá mức, còn lại rất ít trong rừng tự nhiên và thường sống chung với các loài cây gỗ khác như Sấu, Re, Kháo, Trâm,… Đặc biệt, Chò chỉrất nhạy cảm với đất chịu ảnh hưởng của Cácbonnat canxi. Trong tự nhiên thì chưa thấy Chò chỉ tồn tại ở nơi đất trống, đồi núi trọc, đất bạc màu thoái hoá.
Từ khoá: Chò chỉ, cấu trúc tổ thành, đặc điểm tái sinh, Vườn Quốc gia Xuân Sơn
MỞ ĐẦU
Vườn Quốc gia(VQG) Xuân Sơn nằm trên xã Xuân Sơn – Thanh Sơn – Phú Thọ, có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi, núi đá cao và thung lũng với dạng địa hình kiểu lòng máng cao ở ba bên. Khí hậu phân làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ bình quân năm là 22,80C, lượng mưa bình quân năm từ 2000 – 2300mm, tập chung chủ yếu vào tháng 7 đến tháng 10.
VQG Xuân Sơn có thảm thực vật theo kiểu mưa nhiệt đới thường xanh và cấu trúc tổ thành các loài thực vật tương đối phong phú, trong đó có nhiều loài cây gỗ quí hiếm có giá trị cao về kinh tế và bảo tồn.
Chò chỉ là cây gỗ lớn có tên trong sách đỏ Việt Nam (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999). Do không được bảo vệ và bị khai thác quá mức trước đây nên hiện nay Chò chỉ còn lại ở đây rất ít. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm lâm học của Chò chỉ là cần thiết, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển loài cây này trong tương lai.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sinh trưởng của Dẻ đỏ giai đoạn vườn ươm
- Kết quả xây dựng mô hình thí nghiệm xúc tiến tái sinh tại Lau Bai, Hoà Bình
- Đặc điểm của một số mô hình rừng trồng Luồng ở các tỉnh phía Bắc
- Nghiên cứu xác định vùng trồng Bạch đàn U.urophilla cung cấp gỗ lớn ở Bắc Trung Bộ
- Nhân giống cho một số dòng Tếch có năng suất cao mới được tuyển chọn