Thông tin về luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Anh Dũng

Đề tài luận án: Nghiên cứu bổ sung một số giải pháp kỹ thuật và kinh tế xã hội phục hồi rừng phòng hộ xung yếu ven hồ sông Đà tỉnh Hòa Bình

Chuyên ngành: Kỹ thuật lâm sinhMã số: 62 62 60 01

Họ và tên NCS: Nguyễn Anh Dũng

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS. Võ Đại Hải

2. PGS.TS. Ngô Đình Quế

Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

– Đối với trồng rừng trên đất trống: sau 5 năm công thức trồng cây bản địa + Cốt khí là có triển vọng nhất. Loài Lim xẹt có lượng tăng trưởng cao nhất, đạt trung bình 1,5 cm/năm về đường kính và 1,7 m/năm về chiều cao.

Trồng cây bản địa dưới tán rừng Keo tai tượng: sau 5 năm cả 2 công thức trồng theo hàng và theo đám thì Lim xanh sinh trưởng tốt nhất (1,1 cm/năm về đường kính và 0,8 m/năm về chiều cao). Chất lượng cây trồng rừng theo hàng tốt hơn so với trồng theo đám.

– Trồng Tràm vùng bán ngập: sau 4 năm Tràm Úc ở cả 2 công thức mật độ 15.000 cây/ha và 7.500 cây/ha cho sinh trưởng tốt hơn so với Tràm ta. Tỷ lệ sống và tỷ lệ cây tốt giảm dần theo độ sâu ngập nước tăng.

– Giải pháp phục hồi rừng bằng KNXTTS là có triển vọng. Sau 5 năm mật độ cây tái sinh dao động từ 6.720 – 12.480 cây/ha, ở tại ô đối chứng là 5.360 cây/ha. Biện pháp tạo rạch và đám trống đã mang lại hiệu quả tái sinh rõ rệt.

– Phương thức trồng bổ sung theo rạch và trồng bổ sung theo đám thì sinh trưởng của từng loài ít có sự khác biệt. Sau 5 năm trồng bổ sung thì sinh trưởng của loài Sồi phảng và Re gừng là tốt nhất, cả hai công thức đều có triển vọng tốt.

– Hiệu quả về chống xói mòn và hạn chế dòng chảy mặt tốt nhất là mô hình làm giàu rừng (năm 2009: xói mòn 2,0 tấn/ha/năm, dòng chảy mặt 140,80 m3/ha/năm, N; P2O5; K2O tổng số bị rửa trôi lần lượt là 1,78; 1,96; 3,82 kg/ha/năm) , sau đó là mô hình trồng cây bản địa xen cây Cốt khí và hiệu quả kém nhất là mô hình nông lâm kết hợp và mô hình trồng 1 hàng Luồng + 2 hàng cây bản địa.

– Chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguồn thu nhập của người dân là 49%. Tổng lợi nhuận trong 5 năm của hoạt động chăn nuôi quay vòng là 952 triệu đồng, trong đó lợi nhuận cao nhất là Bò đạt 285 triệu đồng.

– Các yếu tố sản xuất theo hàm Cobb – Douglas tăng thì thu nhập của các hộ gia đình đều tăng.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU SINH

(Đã ký )(Đã ký)

PGS.TS. Võ Đại HảiNguyễn Anh Dũng

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]