Tên đề tài luận án:Nghiên cứu một số giải pháp công nghệ làm giảm nứt vỡ gỗ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh.) ở Việt Nam để sản xuất gỗ xẻ cho đồ mộc thông dụng
Chuyên ngành: Công nghệ bảo quản, sơ chế nông lâm sản sau thu hoạch
Mã số: 62 54 10 01
Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Văn Bản
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Trọng Nhân
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Bạch đàn trắng rừng trồng tại Đại Lải 14 năm tuổi có kích thước và chất lượng thích hợp để sản xuất gỗ xẻ cho đồ mộc. Gỗ Bạch đàn trắng rất dễ nứt khi khai thác, cắt khúc. Các dạng nứt thường thấy là nứt tiềm tàng, nứt tâm đơn, nứt tâm chữ Y, chữ thập ở mặt đầu, nứt toác. Gỗ tròn sau khi khai thác, cắt khúc nếu không xử lý bảo quản, chỉ sau 3 tháng không còn thể sử dụng làm nguyên liệu để xẻ. Khi xẻ, nếu áp dụng sơ đồ xẻ suốt, toàn bộ các tấm ván bao tâm đều bị nứt vỡ một phần hoặc gần như toàn bộ.
Nứt vỡ gỗ tròn trong và ngay sau khi chặt hạ, cắt khúc đa phần do ứng suất sinh trưởng. Trong lưu giữ gỗ, nếu đầu gỗ thoát ẩm quá nhanh sẽ tác động làm cho ứng suất sinh trưởng tiếp tục giải phóng bằng hiện tượng nứt thêm. Sử dụng biện pháp phun nước dạng mưa phùn để giữ ẩm cao cho gỗ, qua 3 tháng theo dõi, gỗ nứt chỉ chiếm 53,3% , chiều dài vết nứt chỉ đến 26,9 %.
Khi xẻ, sơ đồ xẻ hợp lý được xây dựng trên nguyên tắc gỗ tròn được loại bỏ lớp ngoài cùng lúc và đối xứng qua tủy, kết hợp loại bỏ vùng gỗ tâm đã hạn chế được mức độ nứt vỡ. Cưa đĩa 2 lưỡi là thiết bị xẻ thích hợp.
Nứt gỗ xẻ khi hong, sấy khô do ứng suất ẩm, chủ yếu là ứng suất kéo dãn bề mặt, tỷ lệ thuận với chênh lệch độ ẩm giữa lớp bề mặt và tâm khối gỗ (DW). DW lớn, ứng suất kéo dãn bề mặt lớn, khi vượt quá độ bền của gỗ sẽ làm gỗ nứt vỡ. Ở giai đoạn giảm ẩm, nếu chế độ hong, sấy quá cứng,khi đó DW lớn, khả năng nứt vỡ bề mặt gỗ sẽ nhanh chóng và mạnh mẽ. Khi hong, sấy gỗ xẻ có chiều dầy 30 mm, độ ẩm ban đầu W » 70 % với nhiệt độ không đổi T = 50 ºC, mức độ giảm độ ẩm không khí Dj theo bậc thang, mỗi lần giảm 5 % cho kết quả chênh lệch ẩm DW » 20 %, hiện tượng nứt vỡ ở các tấm ván biên gần như không có, biến dạng mặt cắt ngang gỗ xẻ rất ít (3,1%), các vết nứt đã có trước khi xử lý không phát triển thêm.
Hà Nội, ngày 10tháng 12năm 2011
NGƯỜI HƯỚNG DẪNNGHIÊN CỨU SINH
PGS.TS Nguyễn Trọng NhânĐỗ Văn Bản
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024