Đề tài luận án: “Nghiên cứu thành phần sâu ăn lá thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) hại cây Muồng đen (Cassia siamea Lamk), đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu hại chính và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam”.
Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
Mã số: 62 62 68 01
Họ và tên NCS: Đặng Kim Tuyến
Họ và tên người hướng dẫn:
PGS. TS. Nguyễn Thế Nhã
Đơn vị đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt những kết luận mới của luận án
1. Trên cây Muồng đen có 07 loài sâu ăn lá thuộc bộ cánh vảy và 23 loài côn trùng thiên địch, các loài Catopsilia pomona Fabricius và Eurema hecabe Linnaeus là sâu hại chính (SHC) ăn lá cây Muồng đen ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Vĩnh Phúc.
2.Loài C. pomona 1 năm có 7 vòng đời, vòng đời ngắn nhất là 30,3 ngày(vòng đời V) ở nhiệt độ trung bình (TB) 31,50C; dài nhất là 60,4 ngày (vòng đời VI) ở nhiệt độ trung bình 26,70C. Những khu rừng thường hay bị dịch là từ 3- 5 năm tuổi. Trong năm dịch thường xảy ra vào lứa thứ II, III và VI. Loài E. hecabe 1 năm có 7 vòng đời, vòng đời ngắn nhất là 32,2 ngày (vòng đời V) ở nhiệt độ TB 31,80C. Vòng đời dài nhất là 58,4 ngày (vòng đời VI) ở nhiệt độ TB 26,10C. Dịch tập trung chủ yếu ở rừng 5- 7 tuổi. Trong năm các lứa sâu thứ ở vòng đời thứ II và VI thường gây thành dịch.
3. Đề tài đã đưa ra được 4 quy trình dự tính dự báo (DTDB) cho 2 loài SHC ăn lá Muồng đen: (1).DTDB phạm vi phân bố của SHC; (2).DTDB thời gian phát sinh của lứa sâu (3).DTDB mức độ hại lá và ngưỡng phòng trừ (4).DTDB số lượng sâu ăn lá.
4. Đề tài đề xuất được một số hướng tiếp cận trong quản lý các loài SHC ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): (1).Biện pháp Kỹ thuật Lâm nghiệp: chọn lập địa, phương thức trồng hợp lý, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng Muồng đen (2). Biện pháp Sinh học: bảo vệ các loài kẻ thù tự nhiên sẵn có, thu gom các tổ Kiến đen cong đuôi, Kiến vống từ tự nhiên để thả vào ổ dịch SHC, nuôi và nhân thả Bọ ngựa thả vào rừng non, sử dụng các loại chế phẩm trừ sâu có nguồn gốc sinh học như (chế phẩm B. t) hoặc (chế phẩm B. b) để phun, chế nước thảo mộc như nước lá Xoan ta phun cho cây con trong vườn ươm và rừng non. (3). Biện pháp cơ giới, vật lý: bắt giết thủ công ở pha sâu non, nhộng ở vườn ươm và rừng non (4). Biện pháp hóa học: sử dụng các loại thuốc hóa học trừ sâu có nguồn gốc sinh học, ít độc hại với môi trường như: Trutat 0.32EC, Javitin 18EC để phòng trừ SHC.
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
Các tin khác
- Thông báo: Tuyển nghiên cứu sinh năm 2012
- Thông tin về luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Anh Dũng
- Thông tin về luận án tiến sĩ của NCS Vương Chí Hùng
- Lễ trao bằng Tiến sĩ tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Nâng cao chất lượng gỗ Mỡ (Manglietia conifera Dandy) rừng trồng bằng phương pháp biến tính hóa học