Thông tin Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp của Nghiên cứu sinh Hoàng Quốc Bảo

Tên luận án: Điều tra thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, nghiên cứu nuôi trồng loài Đông trùng hạ thảo bông tuyết (Isaria tenuipes).

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng   Mã số: 9620211

Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Quốc Bảo

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: GS. TS. Phạm Quang Thu

Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

  1. Thành phần loài nấm ký sinh côn trùng ở VQG Hoàng Liên là rất phong phú với 15 loài Đông trùng hạ thảo thuộc 3 chi gồm: Cordyceps, Isaria (Cordycipitaceae) và Ophiocordyceps (Ophiocordycipitaceae) và ba loài nấm ký sinh côn trùng ở giai đoạn vô tính thuộc 2 chi: Metarhizium (Clavicipitaceae) and Beauveria (Cordycipitaceae).
  2. Các loài thuộc nhóm nấm ĐTHT ở VQG Hoàng Liên rất phong phú và đa dạng về phân bố, ký chủ và giá trị dược liệu.
  3. Hoàn toàn có thể nuôi trồng thể quả đệm nấm Isaria tenuipes trên giá thể nhân tạo gồm giá thể lỏng, giá thể rắn và nhộng tằm: (1) giá thể lỏng là môi trường dịch thể có chứa 40 g glucose + 10 g peptone + 0,5 g KH2PO4 + 0,5 g K2HPO4:3H2O, + 0,5 g MgSO4.7H2O + 10 g yeast extract, ở nhiệt độ 25oC và pH = 7; (2) giá thể rắn là 20g gạo lứt + 25 ml môi trường lỏng (40 g glucose + 10 g peptone + 0,5 g KH2PO4 + 0,5 g K2HPO4:3H2O, + 0,5 g MgSO4.7H2O + 10 g yeast extract); (3) trên nhộng tằm nhưng với cách thức nhiễm nấm khác nhau thì sinh trưởng phát triển của nấm có sự khác nhau. Phương thức nhiễm nấm từ giai đoạn sâu non tuổi 5 là tốt nhất.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]