Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Vũ Đình Thịnh

Tên đề tài luận án:Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván composite vỏ cây Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)”

Chuyên ngành: Kỹ thuật Chế biến lâm sản                           Mã số: 9549001

Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Đình Thịnh

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Huy Đại; PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

  1. Xác định được đặc điểm cấu tạo hiển vi, siêu hiển vi, tính chất vật lý và thành phần hóa học của vỏ cây gỗ Keo tai tượng làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu sử dụng tạo ván composite vỏ cây: Khối lượng thể tích khô kiệt của vỏ cây đạt 0,722g/cm3; Chiều dài sợi vỏ cây đạt từ 690,31-1634,73 mm, chiều rộng sợi từ 13,32-35,91 mm; Hàm lượng xenlulo 26,95%, lignin 24,07%, độ pH 7,5.
  2. Xác lập được một số luận cứ khoa học về tạo ván composite vỏ cây Keo tai tượng trong trường hợp có và không sử dụng chất kết dính: Ván composite dăm vỏ cây không sử dụng chất kết dính ở chế độ ép: thời gian ép 18 phút, nhiệt độ ép 1800C, áp lực ép 1,6 MPa đạt IB là (0,25 MPa) và MOR là (11,64) đáp ứng yêu cầu của ván dăm thông dụng sử dụng trong môi trường khô; Ván composite dăm vỏ cây – dăm gỗ với tỷ lệ kết cấu 1/3/1 tương ứng với khối lượng nguyên liệu: dăm gỗ/dăm vỏ cây/dăm gỗ = 20/60/20 (%) có sử dụng chất kết dính keo (UF 10%) ở chế độ ép: thời gian ép 18 phút, nhiệt độ ép 1800C, áp lực ép 1,6 Mpa đạt độ bền kéo vuông góc bề mặt ván và độ bền uốn tĩnh cho giá trị cao nhất, IB là (0,44 MPa), MOR là (23,28 MPa) đáp ứng yêu cầu của ván dăm thông dụng sử dụng trong môi trường khô.
  3. Xác định được mối quan hệ thể hiện bằng phương trình hồi quy giữa các thông số công nghệ chế độ ép (nhiệt độ ép, thời gian ép, áp suất ép và biểu đồ ép), tỷ lệ kết cấu giữa dăm vỏ cây và dăm gỗ Keo tai tượng đến chất lượng ván composite.
  4. Độ hút nước, độ trương nở chiều dày của ván composite vỏ cây không sử dụng chất kết dính vẫn còn cao, do vậy nên sử dụng loại ván này trong môi trường khô làm vật liệu cách âm, cách nhiệt.
  5. Các thông số công nghệ chính tạo ván composite vỏ cây Keo tai tượng trong các trường hợp có và không sử dụng chất kết dính và dăm vỏ cây kết hợp với dăm gỗ: Thời gian ép (τ): 18 phút; Nhiệt độ ép (T): 180 oC; Áp lực ép (P): 1,6 Mpa.
  6. Hệ số tiêu âm của ván composite dăm vỏ cây không sử dụng chất kết dính có hệ số tiêu âm cao nhất đạt 0,263. Hệ số tiêu âm giảm dần ở ván composite dăm gỗ phối hợp với dăm vỏ cây và thấp nhất với ván dăm gỗ đạt 0,078.
  7. Khả năng cách nhiệt của ván composite vỏ cây không sử dụng chất kết dính với hệ số dẫn nhiệt đạt 0,236 W/mK tốt hơn ván composite hoàn toàn từ dăm gỗ với hệ số dẫn nhiệt đạt 0,427 W/mK. Tương ứng với các loại ván composite phối hợp giữa dăm gỗ và dăm vỏ cây thì khả năng cách nhiệt giảm khi tỷ lệ dăm gỗ tăng.

Thông tin luận án và toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=35388

 

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]