Tên luận án “Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và khai thác mủ cây Trôm (Sterculia foetida L.) ở Ninh Thuận và Bình Thuận“.
Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 9 62 02 05
Họ và tên nghiên cứu sinh: Phùng Văn Khang
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn; PGS.TS. Nguyễn Văn Thêm
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:
(1) Những giống Trôm cho sản lượng mủ cao là BT01; BT02; BT03; BT04; BT05; BT07; NT08; NT18; NT24; NT26; DN01; DN03; KH06 thuộc thuộc 4 xuất xứ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai và Khánh Hòa).
(2) Trôm có thể được nhân giống bằng hạt. Trôm đòi hỏi bóng che từ 25 – 50% trong giai đoạn 2 – 4 tháng tuổi ở vườn ươm. Đất ở vườn ươm thuộc hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận đều có hàm lượng lân khá cao. Sử dụng loại đất này kết hợp với 10% phân chuồng hoai đảm bảo cho cây con Trôm sinh trưởng bình thường trong giai đoạn vườm ươm. Hỗn hợp ruột bầu thích hợp để nuôi dưỡng cây con trong vườn ươm là 10% phân chuồng hoai kết hợp với 67% cát và 23% đất hoặc 3 – 4% NPK (16-16-8) kết hợp với 10% phân chuồng hoai, 64% đất và 22% cát. Nên sử dụng bầu có kích thước 14x18cm để gieo ươm Trôm.
(3) Trôm có thể được nhân giống bằng hom và ghép cành. Sử dụng NAA với hàm lượng 1500ppm là thích hợp để kích thích sự phát sinh rễ của hom Trôm. Hom Trôm được thu hoạch tốt nhất vào tháng 9 – 11. Nhân giống Trôm bằng phương pháp ghép cành và ghép áp cần được thực hiện vào mùa khô từ tháng 11 – 12.
(4) Tỷ lệ sống, sinh trưởng và sản lượng mủ thu hoạch từ rừng Trôm thay đổi tùy theo loại đất, kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng. Đất phù sa bồi tụ là loại đất thích hợp nhất để trồng rừng Trôm thâm canh. Mật độ trồng rừng Trôm thâm canh thích hợp là 550 cây/ha. Rừng trôm cần được nuôi dưỡng bằng cách bón lót cho mỗi cây 2kg phân chuồng kết hợp với 0,2kg phân NPK (16-16-8) và tủ rơm; sau đó tưới nước 2 lần/tuần với khối lượng 33m3/ha/lần trong một năm đầu.
(5) Rừng Trôm cung cấp mủ từ 2 tuổi. Rừng Trôm 3 – 5 tuổi cho sản lượng mủ thu hoạch cao và chất lượng tốt. Vị trí khoan lỗ tạo mủ trên thân cây thích hợp là 90 – 100 cm. Chất kích thích Adephone 48SL với hàm lượng 9% và Ethephone 1% + Methyl Jasmonate 1% có tác dụng nâng cao sản lượng mủ thu hoạch.
Thông tin luận án và toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=35486
Tin mới nhất
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
- Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Tiệp bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
Các tin khác
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Vũ Đình Thịnh
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Phạm Quốc Chiến
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Nghiên cứu sinh Nông Phương Nhung bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Thông báo về việc điều chỉnh Lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2020