Tên đề tài luận án: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để bảo tồn loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg.) tại 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình
Ngành đào tạo: Lâm sinh: Mã ngành: 9 62 02 05
Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Thị Thanh Huyền
Họ và tên giáo viên hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS. TS. Vũ Quang Nam; Hướng dẫn 2: TS. Trần Hồ Quang.
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
– Kết quả nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học và lâm học cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình
Dẻ tùng sọc trắng hẹp thường mọc rải rác trên các khu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim có độ cao từ 1000-1600m, độ dốc từ 180-350, nhiệt độ trung bình đạt 190c -250c, độ tàn che từ 0,3-0,6. Các loài có quan hệ tương hỗ với cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp gồm Trai lý, Re hương, Bứa lá dài, Xoan nhừ, Mạy châu, Vối thuốc, Dẻ đấu vẩy, Thích núi đá, Kháo lá dài, Mạ sưa, Đỉnh tùng, Dẻ cuống…
– Đa dạng di truyền quần thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp
Mức độ đa dạng di truyền của 3 quần thể tương đối thấp và ít có sự giao thoa di truyền giữa các cá thể trong quần thể. Trong 3 quần thể, quần thể Hang Kia có mức độ đa dạng di truyền cao nhất và quần thể Pà Cò có mức độ đa dạng di truyền thấp nhất.
– Kỹ thuật nhân giống Dẻ tùng sọc trắng hẹp bằng hom
Dẻ tùng sọc trắng hẹp nên giâm hom vào mùa Thu có sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA 1% trên giá thể 70% đất + 20% phân hữu cơ + 10% đất dưới tán rừng.
– Đề xuất bổ sung được một giải pháp bảo tồn loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại Sơn La và Hòa Bình.
Cần phải tiến hành các biện pháp nhân giống từ hạt và từ hom phục vụ công tác gây trồng bảo tồn nguồn gen tại chỗ và chuyển chỗ bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung.
Quy hoạch phân khu bảo tồn loài. Xây dựng sổ tay tập huấn để tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ kiểm lâm và người dân trong công tác bảo tồn nguồn gen loài cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình.
Toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=41540
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị làm việc với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu kết thúc Dự án Khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô được công nhận“.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm tại Việt Nam”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng một số giống tiến bộ kỹ thuật Keo lá tràm (AA42, AA53, AA56, AA92, AA95) cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ”.