Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Phạm Đình Sâm

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc Bộ

Ngành đào tạo: Lâm sinh:                                Mã số: 9 62 02 05

Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Đình Sâm

Họ và tên giáo viên hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Huy Sơn

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Về thực trạng trồng rừng gỗ lớn Keo lá tràm (KLT) ở vùng Đồng Bắc Bộ và một số tỉnh lân cận:

Điều tra 6 mô hình rừng trồng từ 12 – 24 năm tuổi đã có đường kính ngang ngực (D1.3) đạt từ 19,0 – 26,5 cm; chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt từ 16,4- 22,1 m

– Về giống:

Sau 5 năm tuổi đã xác định được 6 dòng vô tính KLT gồm Clt98, Clt26, Clt57, Clt7, Clt133 và AA9 năng suất gỗ đạt từ 15,3-23,0 m3/ha/năm.

Về một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh:

Xử lý thực bì toàn diện và gom vật liệu hữu cơ thành luống giữa hai hàng cây có trữ lượng 88,8 m3/ha và năng suất gỗ 17,7 m3/ha/năm cao nhất ở giai đoạn 5 năm; Làm đất bằng phương pháp thủ công, cuốc hố kích thước 40x40x40 cm, sau 5 năm trồng trữ lượng gỗ đạt 100,6 m3/ha, năng suất gỗ đạt 20,1 m3/ha/năm; Trồng rừng KLT thích hợp là 1.660 cây/ha (3×2 m), sau 5 năm tuổi trữ lượng gỗ cây đứng đạt 104,0 m3/ha, năng suất gỗ cao nhất đạt 20,8 m3/ha/năm; Bón lót 1,0kg phân hữu cơ vi sinh (VS) kết hợp 0,3 kg NPK (16:16:8)/gốc cho sinh trưởng tốt nhất ở năm thứ nhất. Năm thứ hai, thứ ba bón thúc 0,4 kg P2O5 kết hợp với 0,1 kg K2O /gốc thì khả năng sinh trưởng, trữ lượng gỗ cây đứng và năng suất gỗ cao nhất: 5 năm tuổi trữ lượng gỗ đạt 112,8 m3/ha, năng suất gỗ đạt 22,5 m3/ha/năm; Chăm sóc năm thứ nhất 2 lần, từ năm thứ 2 đến năm thứ 3 mỗi năm chăm sóc 2-3 lần tùy theo thực bì nơi trồng, kết hợp bón thúc phân vào mùa xuân, gồm: 0,5 kg NPK (16:16:8)/gốc hoặc bón 0,4 kg P2O5 kết hợp 0,1 kg K2O/gốc. Sau năm thứ 5 trữ lượng gỗ cây đứng đạt từ 100,7-112,8 m3/ha, năng suất gỗ đạt từ 20,1 -22,5 m3/ha/năm; Sau 5 năm trồng ở mật độ 1.660 cây/ha có thể tỉa thưa khoảng 25% so với mật độ trồng ban đầu, chủ yếu là tỉa thưa tầng dưới. Đối với rừng trồng mật độ 1.110 cây/ha sau 5 năm tuổi chưa cần thiết phải tỉa thưa.

Toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=40632

 

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]