Tên luận án: “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng thâm canh Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook) ở vùng Đông Bắc Bộ”
Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 9 62 02 05
Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Ngọc Hà
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: TS. Đặng Văn Thuyết; TS. Trần Bình Đà.
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Nghiên cứu về ảnh hưởng của một số nhân tố lập địa đến sinh trưởng của rừng trồng Sa mộc cho thấy: với chỉ tiêu D1.3, ảnh hưởng nhiều nhất là nhân tố mật độ trồng (26,11%) và nhiệt độ (24,91%) tiếp đó là dung trọng đất (10,79%), độ dốc (8,34%); lượng mưa (6,29%), nitơ tổng số (3,8%). Đối với Hvn, tuổi cây có mức ảnh hưởng cao nhất chiếm 30,73%; nhân tố lập địa như nhiệt độ chiếm 23,50%; độ cao (12,32%); độ dốc (10,93%), dung trọng đất (7,41%) và Nitơ tổng số trong đất ảnh hướng (3,02%). Tổng tiết diện ngang (∑G) chịu ảnh hưởng của độ dốc (15,32%); phốt pho tổng số (11,07%); hạt cát (10,44%); mật độ (7,30%); hàm lượng mùn (7,13%); ni tơ tổng số (7,09%); nhiệt độ (6,48%); hạt sét (0,33%) và độ cao (3,02%).
- Ảnh hưởng của lập địa đến tăng trưởng rừng trồng Sa mộc cụ thể: Đối với chỉ tiêu trữ lượng lâm phần (M), nhân tố độ đốc có mức độ ảnh hưởng lớn nhất (24,36%), nhiệt độ (22,28%), tuổi cây (8,39%), hạt cát (7,24%), Catinon đất CEC (4,81%) và Nitơ tổng số (4,36%). Với chỉ tiêu tăng trưởng trữ lượng bình quân ∆M, nhiệt độ có mức độ ảnh hưởng lớn nhất (23,93%), độ dốc (14,79%), hạt cát (14,61%), tuổi cây (4,37%); Nitơ tổng số (1,88%), hạt sét (7,32%) và dung trọng đất (3,57%). Mô hình tương quan tối ưu giữa ∆M với các nhân tố lập địa xác định được như sau: ∆M = 356,686 – 27,694*Dung trọng + 0,753*Cát – 19,864*nhiệt độ + 0,690*Độ dốc – 0,802*Tuổi (R2=0,667).
- Kỹ thuật trồng rừng thâm canh Sa mộc: Kích thước hố trồng tốt nhất là Đ4 (60x60x40cm), tiếp đó là Đ3 (50x50x40cm). Tuổi cây con Sa mộc đem trồng từ 12 đến 18 tháng tuổi cho tỷ lệ sống cao hơn cây con 9 tháng tuổi. Mật độ trồng rừng Sa mộc trong 3 năm đầu tốt nhất là 3.300 cây/ha. Công thức phân bón phù hợp cho cây Sa mộc giai đoạn 3 năm đầu là (P4): 110g urê + 350g supe lân + 50g kali. Tỉa cành cho Sa mộc 3 năm đầu tốt nhất là công thức C3 (tỉa các cành từ gốc lên độ cao 30% chiều cao cây).
- Mật độ tỉa thưa thích hợp cho rừng trồng Sa mộc tuổi 7 và tuổi 11 là công thức m3 (giữ lại 1.600 cây/ha).
- Bón phân cho rừng trồng Sa mộc tỉa thưa ở tuổi 7 và tuổi 11 sau tỉa thưa 42 tháng giữa các CTTN bón phân chưa cho thấy sự sai khác về các chỉ tiêu tăng trưởng. Do đó, cần tiếp tục theo dõi ở các giai đoạn tiếp theo, hoặc cân nhắc khi bón phân cho rừng Sa mộc giai đoạn này.
- Đề xuất một số cơ sở khoa học trong lựa chọn lập địa trồng rừng và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh trồng rừng Sa mộc theo hướng gỗ lớn tại vùng Đông Bắc Bộ.
Toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=37648
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
Các tin khác
- Thông báo tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Kim Ngọc Quang
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Trần Hoàng Quý
- Thông báo hoãn lịch Bảo vệ Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho Nghiên cứu sinh Kim Ngọc Quang
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Minh
- Thông báo tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Kim Ngọc Quang