Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và mục ruột của Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2”.
Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây lâm nghiệp; Mã số: 9620207
Họ và tên nghiên cứu sinh: LA ÁNH DƯƠNG
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hoàng Nghĩa; TS. Phí Hồng Hải
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:
Mục tiêu chính của luận án là góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học nhằm cải thiện giống Keo tai tượng có năng suất, chất lượng cao và chống chịu bệnh mục ruột để phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở Việt Nam. Toàn bộ số liệu thực nghiệm của luận án được thu thập và đánh giá từ các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 Keo tai tượng tại Hà Nội, Nghệ An và Bình Dương.
Các kết luận mới của luận án cho thấy rằng khả năng cải thiện giống Keo tai tượng về năng suất, độ thẳng thân cây và chống chịu bệnh mục ruột là rất khả thi trong các quần thể chọn giống ở Việt Nam. Cụ thể là: Đã có sự khác biệt lớn về sinh trưởng, độ thẳng thân cây và mức độ mục ruột giữa các gia đình trong 3 khảo nghiệm. Sử dụng thiết bị ArborSocnic 3D trong đánh giá bệnh mục ruột trên cây đứng là phương pháp mới, với độ tin cậy cao. Dự đoán các thông số di truyền cho cả 3 khảo nghiệm đã cho thấy hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của bệnh mục ruột là thấp, biến độ từ 0,14 tới 0,23, tuy nhiên hiệp phương sai di truyền lũy tích của chúng lại cao, từ 10,8-24,5%. Tương quan di truyền (Ra) giữa bệnh mục ruột và khối lượng riêng của gỗ, độ co rút gỗ và mô đun đàn hồi uốn tĩnh là tương quan dương hoặc âm, tuy nhiên chúng không tồn tại. Nhưng bệnh mục ruột lại có tương quan dương và chặt với độ bền uốn tĩnh. Tương tác di truyền – hoàn cảnh ảnh hưởng lớn tới các tính trạng sinh trưởng, độ thẳng thân cây và mức độ mục ruột, và do đó chọn lọc giống và xây dưng các quần thể nhân giống rất cần thực hiện riêng cho Hà Nội, Nghệ An và Bình Dương. Tăng thu di truyền có thể đạt được từ 11,9 tới 19.9% cho sinh trưởng đường kính, 3,9 – 8,8% cho sinh trưởng chiều cao, 3,4 – 16,5% cho độ thẳng thân và 4,4 – 8,0% cho mức độ mục ruột. 18 gia đình ưu trội đã được chọn lọc từ các khảo nghiệm, với độ vượt từ 20.5% – 100.4% về thể tích thân cây so với giá trị trung bình của quần thể chọn giống. Đặc biệt các gia đình ưu trội này đều có mức độ mục ruột rất thấp, từ 0,1 tới 1 điểm..
– Những đóng góp mới của luận án:
+ Lần đầu tiên ở Việt Nam đã áp dụng phương pháp đánh giá gián tiếp bệnh mục ruột bằng thiết bị ArborSonic 3D có độ chính xác cao cho Keo tai tượng.
+ Đã đánh giá tương đối toàn diện về mức độ biến dị, khả năng di truyền của bệnh mục ruột và tương quan di truyền giữa bệnh mục ruột và các tính trạng sinh trưởng, chất lượng gỗ trên Keo tai tượng ở Việt Nam.
Thông tin luận án và toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.gov.vn/?page=1.32&view=34030
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
Các tin khác
- NCS Đinh Công Trình bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện
- NCS Trần Hồng Sơn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện
- NCS Đàm Văn Toàn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện
- Tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho Nghiên cứu sinh Đinh Công Trình
- Tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho Nghiên cứu sinh Trần Hồng Sơn