Tên luận án: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm phát triển cây Ba Kích (Morinda officinalis How) tại tỉnh Bắc Giang.
Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 9 62 02 05
Họ và tên nghiên cứu sinh: Kim Ngọc Quang
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: GS.TS. Võ Đại Hải; PGS.TS. Trần Văn Ơn.
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Nghiên cứu về hình thái cây Ba kích thu tại 5 tỉnh phía Bắc (Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên) cho thấy có sự đa dạng cao về hình thái. 26 mẫu Ba kích thu tại 5 tỉnh trên được phân loại thành 11 giống từ BK1 đến BK11, gồm 2 nhóm cụ thể như sau: 1) Nhóm 1: Thân non xanh, ngọn tím (gồm các giống đại diện từ BK1 đến BK6), nhóm này có 6 nhóm phụ. 2) Nhóm 2: Thân non xanh, ngọn xanh (gồm các mẫu giống đại diện từ BK7 đến BK11), nhóm này có 5 nhóm phụ.
- Xây dựng được cây đa dạng hình thái của các mẫu giống trong loài Morinda officinalis How. Cây phân loại cho thấy trình tự vùng ITS-rADN của 11 mẫu giống Ba kích chia thành 2 nhóm chính cụ thể như sau: Nhóm 1: Chỉ gồm trình tự vùng ITS-rADN của mẫu giống BK2. Nhóm 2: Gồm trình tự vùng ITS-rADN của 10 mẫu giống còn lại được chia thành 2 nhóm nhỏ, trong đó nhóm 2.1 chỉ có mẫu giống BK9 còn 9 mẫu giống thuộc nhóm 2.2 là BK5, BK6, BK7, BK8, BK4, BK1, BK3, BK10 và BK11.
- Giống Ba kích thích hợp cho Bắc Giang là BK11 (xuất xứ Lục Nam). Ba kích có thể trồng ở đất trống, dưới tán cây Vải hoặc rừng tự nhiên ở độ tàn che 0,2 – 0,3.
- Hạt Ba kích nảy mầm tốt nhất khi ngâm trong dung dịch Gyberellin (GA3) 100 ppm 8 giờ. Sau thu hái, sơ chế nên gieo hạt ngay cho tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất. Trường hợp chưa gieo ngay có thể phơi hạt 2-3 ngày trong nắng nhẹ, đựng trong túi giấy xi măng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ bảo quản 3 – 50C. Thời gian bảo quản không nên quá 6 tháng.
- Sử dụng hom giữa và xử lý ra rễ bằng IBA nồng độ 1.000-1.500ppm cho hiệu quả tốt nhất. Thời vụ thích hợp là vụ Đông (tháng 11 – 12).
- Nghiên cứu kỹ thuật bón phân: Phân bón thích hợp với trồng Ba kích là: Bón lót (1kg phân chuồng + 0,05kg phân hỗn hợp + 0,1kg phân vi sinh)/cây, bón thúc năm 1 (0,05kg phân hỗn hợp + 0,1 kg phân vi sinh)/gốc; Bón thúc năm 2 hai lần, lần 1 (0,5kg phân chuồng hoai + 0,05 kg phân hỗn hợp + 0,1kg phân vi sinh)/cây; Bón thúc năm 3 hai lần, mỗi lần (0,05 kg phân hỗn hợp + 0,1kg phân vi sinh)/cây).
- Đề xuất được các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây Ba kích có năng suất và chất lượng cao tại tỉnh Bắc Giang.
Toàn văn luận án được đăng tải trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=37300
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
Các tin khác
- Khai giảng Lớp Đào tạo văn bằng 2, hệ vừa làm vừa học, ngành Tiếng Anh cho cán bộ nghiên cứu
- NCS Nguyễn Tiến Linh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Trọng Điển
- Thông báo tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Linh
- Thông báo lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2021