Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu cơ sở khoa học trồng rừng thâm canh cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) cung cấp gỗ lớn ở vùng Bắc Trung Bộ”.

Ngành đào tạo: Lâm sinh                               Mã ngành: 9.62.02.05

Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Tiến Hùng

Giáo viên hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Hải Hòa, 2. TS Phạm Xuân Đỉnh.

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

  1. Về đặc điểm điểm sinh học cây Huỷnh tại vùng Bắc Trung Bộ:

Huỷnh có quy luật phân bố tự nhiên khá rộng trong nhiều trạng thái rừng thường xanh ở vùng Bắc Trung Bộ, trên đất có độ pH<4 và trên đất có thành phần cơ giới từ đất pha cát đến đất sét trung bình; khi còn nhỏ Huỷnh là cây chịu bóng, khi trưởng thành là cây ưa sáng hoàn toàn và luôn chiếm trên tầng cao của rừng cùng với các loài cây ưa sáng khác. Mật độ trung bình của loài Huỷnh từ 4-18 cây/ha (chiếm 0,4 – 2,0% lâm phần); Tổ thành loài cây tái sinh của các trạng thái rừng giao động từ 30 – 55 loài, số loài cây tái sinh chiếm ưu thế ở mỗi trạng thái rừng từ 2-6 loài. Huỷnh tái sinh chủ yếu bằng hạt, chiếm 96,8 – 100% tổng số cây tái sinh.

  1. Về chọn lọc cây trội và khảo nghiệm giống Huỷnh:

Đã chọn được 50 cây trội Huỷnh thuộc 4 xuất xứ ở tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Sau 30 tháng tuổi khảo nghiệm tại Cam Lộ bước đầu có thể chọn được 02 xuất xứ Quảng Bình và Quảng Trị và 9 gia đình: TQN31, TQB09, TQT16, TQT21, TQB10, TQT18, TQT17, TQNG45 và TQN26 có triển vọng. Các gia đình này có độ vượt từ 28,5 – 61,6% về có thể tích thân cây so với trung bình khảo nghiệm và vượt từ 104,4 – 157% về thể tích thân cây so với giống đại trà tại địa phương. Đây là những xuất xứ và gia đình bước đầu được đánh giá là có triển vọng cho trồng rừng ở vùng Bắc Trung Bộ.

  1. Về kỹ thuật nhân giống Huỷnh từ hạt

Hạt giống Huỷnh không cần phải xử lý trước khi gieo; gieo hạt trực tiếp vào giá thể cát ẩm; sử dụng thành phần ruột bầu gồm 90% đất tầng mặt + 9% phân chuồng hoai + 1% phân lân, chế dộ che sáng 25% là tốt nhất, cấy cây con ở thời điểm cây có 2 lá mầm bánh tẻ và tưới nước có hòa phân NPK (5:10:3) theo tỷ lệ 1% (tương ứng 3,0 lít nước sạch tưới cho 1 m2, tưới 1 lần/tuần) cho tỷ lệ sống, sinh trưởng của cây con tốt nhất.

  1. Về nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Huỷnh tại vùng Bắc Trung Bộ:

Kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học cho bón phân thì công thức bón lót NPK (5:10:3) với liều lượng 200g/cây theo nhu cầu của cây và năm thứ 2, thứ 3 bón thúc 200g NPK (10.5.3)/cây cho sinh trưởng phát triển tốt nhất. Phương thức trồng thuần loài Huỷnh và phương thức trồng làm giàu rừng theo rạch rộng 5m cho sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng cây trồng tốt nhất.         

Toàn văn luận án đã được công khai trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: https://luanvan.moet.gov.vn/?page=1.31&view=44461

                                           

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]