Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu luận án Tiến sĩ về đề tài : “Xây dựng phương pháp để cộng đồng ứng dụng trong đo tính giám sát cacbon rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên”.
Chuyên ngành: Lâm sinh; Mã số: 62 62 02 05.
Họ và tên NCS: Phạm Tuấn Anh
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Bảo Huy
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Tóm tắt những kết luận mới của luận án
– Phương pháp thiết lập mô hình sinh khối dạng power phi tuyến tính Maximum Likelihood có trọng số, có xét đến ảnh hưởng của các nhân tố lâm phần cho độ tin cậy cao hơn phương pháp tuyến tính logarit bình phương tối thiểu. Việc rút mẫu ngẫu nhiên với 70% dữ liệu để lập mô hình, 30% dữ liệu để thẩm định chéo, lặp lại 200 lần đã giúp lựa chọn và cung cấp khách quan sai số.
– Mô hình ước tính sinh khối AGB với biến đầu vào cộng đồng thu thập chính xác là D, độ tin cậy được cải thiện khi phân chia mô hình theo 3 cấp H dạng AGB = ai × Db. Mô hình ước tính sinh khối BGB có độ tin cậy cao nhất với một biến D dạng BGB = a × Db là phù hợp với dữ liệu đo đạc của cộng đồng. Mô hình ước tính sinh khối lâm phần trên và dưới mặt đất: TAGB = a × Gb và TBGB = a × Gb; trong đó G là chỉ tiêu mà cộng đồng có thể đo đạc được. Tuy nhiên sai số sẽ tích lũy thêm 9-12% so với sử dụng mô hình cây cá thể.
– Cộng đồng có khả năng sử dụng GPS trong giám sát biến động diện tích rừng ở quy mô nhỏ và xác định vị trí ô mẫu ngẫu nhiên; Dữ liệu D và H của 3 cây trong một cấp kính do cộng đồng đo đạc là tin cậy, từ đó ước tính sinh khối AGB, BGB có sai lệch không đáng kể so với chuyên viên kỹ thuật. Ô mẫu hình tròn 1.000 m2 phân tầng theo ba cấp kính được lựa chọn; Trong PCM, cộng đồng chỉ cần tập trung đo đạc, giám sát các bể chứa carbon trong cây gỗ phần trên và dưới mặt đất.
– Một hướng dẫn PCM hoàn chỉnh đã được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu, thẩm định độ tin cậy của các phương pháp, công cụ, mô hình
Thesis’s title: Developing methodology to be applied by ethnic minority communities for carbon measurement, monitoring in evergreen broad-leaved forests in the Central Highlands.
Specialization: Silviculture; Code: 62.62.02.05
Ph.D Student’s name: Pham Tuan Anh
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Bao Huy
Training Institution: Vietnamese Academy of Forest Sciences
SUMMARY OF THE NEW CONCLUSIONS OF THE DISSERTATION:
– To develop biomass models, methods of fitting power form were performed using weighted non-linear Maximum Likelihood with random effect of environmental factors provided the reliability higher than logarit transformation least square linear method. The random sampling with 70% of data to develop models, and 30% of data for cross validation, and 200 times realizations helped to select and provide correctly errors of the biomass estimation models.
– Model for estimating tree above ground biomass (AGB) using predictor variable as diameter at breast height (D) to be measured by the community, the reliability of this model was improved when dividing the model into three site indexes by AGB = ai × Db. Model for estimating tree below ground biomass (BGB) had the highest reliability with a variable D to be measured by the community using form of BGB = a × Db. The estimation models for forest above and below ground biomass: TAGB = a × Gb and TBGB = a × Gb; in which the G was basal area measured by the community. However, using the model for forest level the error will accumulate from 9 to 12 percent compared with the model for individual tree.
– Community was able to use GPS for monitoring forest land use change at small-scale, identify random sample plots in the field; Data of D and the height of the tree (H) of three trees in a certain diameter class measured by the community had reliability that were applied for estimating AGB and BGB got a negligible deviation in comparison with measurement of technical staffs. Nested circle plot 1,000 m2 with three diameter classes was selected; For PCM, the community just needs to focus on measurement, monitoring of pools of tree above and below ground carbon.
– A completed PCM guideline was developed that based on the results of this research.
Luận án, tóm tắt luận án xem tại đây: Tom tat Luan an VN Final; Luan an
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Thông tin buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Lại Thanh Hải
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia Mã số: ĐTĐL-G03/2014.
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Lại Thanh Hải
- Tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp cơ sở cho NCS Đỗ Hữu Sơn