Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trân trọng thông báo tuyển nghiên cứu sinh năm 2017 như sau:
1. Các chuyên ngành đào tạo tiến sỹ: Gồm 5 chuyên ngành:
a) Lâm sinh (mã số: 62 62 02 05)
b) Di truyền và chọn giống cây Lâm nghiệp (mã số: 62 62 02 07)
c) Điều tra Quy hoạch rừng (mã số: 62 62 02 08)
d) Quản lý tài nguyên rừng (mã số: 62 62 02 11)
đ) Kỹ thuật chế biến lâm sản (mã số: 62 54 03 01)
2. Điều kiện dự tuyển đào tạo tiến sĩ:
Người dự tuyển đào tạo tiến sĩ phải có các điều kiện sau:
a) Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì phải có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên, ngành đào tạo phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh.
b) Có bài luận, trong đó trình bày rõ: i) Vấn đề/tên đề tài nghiên cứu; ii) Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu (sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu); iii) Mục tiêu và nội dung nghiên cứu; iv) Kết quả dự kiến đạt được; v) Kế hoạch thực hiện nghiên cứu trong thời gian đào tạo; vi) Những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; vii) Dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; và viii) Đề xuất người hướng dẫn.
c) Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học là giáo sư, phó giáo sư, hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu như trên và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh. Những người giới thiệu này có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển.
d) Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của người dự tuyển: Người dự tuyển phải có một trong các văn bằng chứng chỉ sau đây:
– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sỹ trong hoặc ngoài nước mà chương trình đào sử dụng một trong 5 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Đức, Nga, hoặc Trung.
– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh hoặc có chứng chỉ tiếng Anh iBT 55 điểm hoặc TOEFL ITP (nội bộ) 450 điểm hoặc IELTS 4,5 điểm trở lên hoặc tương đương. Trình độ ngoại ngữ tương đương được xác định theo tiêu chuẩn B1 của khung Châu Âu chung (Common European Framework – CEF).
đ) Được cơ quan quản lý hoặc trường (nơi sinh viên vừa tốt nghiệp) giới thiệu dự tuyển đào tạo Tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và không vi phạm pháp luật.
e) Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của Viện (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).
3. Hình thức đào tạo:
– Đào tạo tập trung: 3 năm đối với những người có bằng Thạc sĩ và 4 năm đối với những người có bằng đại học.
– Đào tạo không tập trung: 4 năm đối với những người có bằng Thạc sĩ và 5 năm đối với những người có bằng đại học.
4. Đối tượng ưu tiên:
Những thí sinh sau đây thuộc diện ưu tiên: Đồng bào các dân tộc ít người, đang công tác tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và thương binh. Các thí sinh thuộc 2 hoặc 3 đối tượng trên cũng chỉ được hưởng ưu tiên một lần.
5. Hồ sơ dự tuyển:
– Đơn xin dự tuyển (mẫu gửi kèm)
– Sơ yếu lý lịch và lý lịch khoa học (mẫu gửi kèm)
– Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp thạc sĩ,bảng điểm và các môn chuyển đổi (nếu có)
– Bản sao chứng chỉ ngoại ngữ có công chứng.
– Giấy chứng nhận sức khoẻ (do Bệnh viện đa khoa Nhà nước cấp)
– Quyết định cử đi dự tuyển của cơ quan chủ quản
– Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có)
– Bài luận nghiên cứu của NCS (mẫu gửi kèm)
– Ba (3) ảnh màu cỡ 4 x 6 cm cùng với ba (3) phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận;
Toàn bộ hồ sơ trên trình bày trên khổ A4, theo chiều dọc trang giấy. Các giấy tờ đựng trong túi hồ sơ kích thước 25cm x 34cm và gửi tới Ban đào tạo, Hợp tác quốc tế – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
6. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
7. Quyền lợi của nghiên cứu sinh:
– Cán bộ, công chức được cơ quan cử đi học sau đại học theo chỉ tiêu, đang còn trong thời hạn học tập, kể cả thời gian được gia hạn, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.
– Được cung cấp đầy đủ các thông tin về việc học tập của mình.
– Được sử dụng thư viện; tài liệu khoa học; phòng thí nghiệm; các trang thiết bị; cơ sở vật chất khác của cơ sở đào tạo và tham gia sinh hoạt khoa học tại đơn vị chuyên môn theo quy định.
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật
8. Thời gian đăng ký, xét tuyển: chia làm 2 đợt
Đợt 1:
+ Đăng ký, nhận hồ sơ: từ ngày có thông báo tuyển sinh đến hết 30/4/2017
+ Xét tuyển: trước 15/5/2017
Đợt 2:
+ Đăng ký, nhận hồ sơ: từ tháng 6 đến hết 30/10/2017
+ Xét tuyển: tháng 12/2017
9. Địa chỉ nhận hồ sơ dự tuyển: Hồ sơ dự tuyển gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ban đào tạo, Hợp tác quốc tế – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Địa chỉ gửi hồ sơ qua đường bưu điện như sau: Ban Đào tạo, Hợp tác Quốc tế – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Chi tiết CV: 2017_CV tuyển sinh
Thông tin chi tiết xin liên hệ: bà Nông Phương Nhung hoặc ông Diệp Xuân Tuấn – Ban Đào tạo, Hợp tác quốc tế – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Điện thoại: 04.38.362.232; Fax : 04.38.389.722; Email: nhung.np@vafs.gov.vn hoặc.tuan.dx@vafs.gov.vn,
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trân trọng thông báo và kính mời các cá nhân, tổ chức có nhu cầu biết để chủ động đăng ký./.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng hoạt động năm 2017 của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Một số kết quả chính của dự án “Tăng cường quyền sử dụng rừng để phát triển bền vững sinh kế và tạo nguồn thu nhập” tại Việt Nam
- Triển vọng lâm sản ngoài gỗ - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
- Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XII tại Đảng bộ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam