MỞ ĐẦU
Rừng tự nhiên Việt Nam bị giảm đi nhanh chóng trong những năm qua do nhiều nguyên nhân khác nhau như: canh tác nương dẫy, chăn thả gia súc, chặt trộm (WCMC, 1994). Tính đến năm 2000, độ che phủ rừng chỉ đạt 32%. Trong tổng số gần 4 triệu ha đất trống đồi núi trọc thì vùng Tây Bắc chiếm gần 50%, tương đương với 2 triệu ha. Số loài cây rừng xuất hiện trên đất trống thấp, chủ yếu là các loài tiên phong, ít có giá trị kinh tế. Đất đai nghèo, xấu do đã bị xói mòn và rửa trôi.
Tại vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng, đã có nhiều loài cây bản địa được gây trồng trên vùng đất trống đồi núi trọc, tuy nhiên tỷ lệ sống thấp, sinh trưởng chậm. Nguyên nhân chính là do điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, đất xấu. Chính vì những nguyên nhân đó, việc phục hồi rừng trên đối tượng đất trống đồi núi trọc bằng trồng rừng trực tiếp các loài cây bản địa gặp rất nhiều khó khăn. Để phục hồi rừng trên đất trống đồi núi trọc thành công thì việc cải thiện các điều kiện tiểu khí hậu cũng như độ phì đất cho phù hợp với nhu cầu cây bản địa bằng việc gây trồng các loài Keo đã được tiến hành.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Đa dạng nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc tại vườn Quốc gia Ba Vì
- Động thái cấu trúc của rừng tự nhiên Kon Hà Nừng
- Kết quả xây dựng danh sách Tre trúc Việt Nam
- Nghiên cứu khả năng thấm thuốc bảo quản bằng phương pháp ngâm thường của một số loại gỗ rừng trồng
- Đánh giá hiệu quả các mô hình trang trại lâm nghiệp tại hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ