Phạm Quang Thu, Nguyễn Thị Thúy Nga
Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Bạch đàn là loài cây được trồng phổ biến, thuần loài với diện tích lớn ở rất nhiều nơi trên nước ta. Do được trồng thuần loài nên khi xuất hiện dịch bệnh thường sẽ lây lan nhanh và trên diện rộng, khó có thể kiểm soát được. Một trong những tác nhân gây hại chủ yếu là nấm Cryptosporiopsis eucalypti Sankaran & B. Sutton gây ra bệnh đốm lá; khô cành, ngọn; chết ngược ở bạch đàn. Trong mô của thực vật luôn có các vi khuẩn nội sinh sinh sống, một trong số các loài này có khả năng chống lại sự phát sinh phát triển của nấm bệnh. Với 15 mẫu cành bạch đàn khoẻ mạnh, sinh trưởng tốt đã phân lập được 113 chủng vi khuẩn nội sinh thực vật, trong đó có 22 chủng có đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Với 22 chủng khuẩn đưa thử nghiệm có 5 chủng vi khuẩn (P7, P17, P14, B8, B5) có khả năng đối kháng với nấm Cryptosporiopsis eucalypti gây bệnh đốm lá bạch đàn. Kết quả nghiên cứu này chính là cơ sở bước đầu để phát triển phương pháp phòng trừ bệnh hại cây rừng bằng chế phẩm sinh học.
Cập nhật tại đây
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc bảo quản phòng chống nấm mốc cho Mây, Giang làm hàng thủ công mỹ nghệ
- Vị đắng trong măng
- Kỹ thuật trồng Lim Xẹt
- Cơ sở khoa học để xây dựng mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiên
- Xác định điều kiện gây trồng Thông caribê cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc bộ