Đoàn Thị Mai và các cộng tác viên
Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Ghép là phương pháp thường được áp dụng cho các đối tượng cây ăn quả và một số giống cây bản địa khó nhân giống bằng nuôi cấy mô và giâm hom. Đối với Xoan ta, ngoài nhân giống bằng hạt theo phương pháp truyền thống thì nhân giống bằng nuôi cấy mô và giâm hom chưa đạt kết quả như mong đợi. Thí nghiệm nhân giống cho Xoan ta bằng phương pháp ghép nêm từ cây mầm cho tỷ lệ sống cao. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Gốc ghép thích hợp là cây hạt 30-40 ngày tuổi với chiều dài gốc ghép là 10cm. Chồi ghép thích hợp là cây hạt 30-40 ngày tuổi với chiều dài gốc ghép là 10cm. Chồi ghép thích hợp là các chồi non 3 tuần tuổi thu từ các cây vật liệu gốc đã được xử lý tạo chồi với chiều dài chồi thích hợp là khoảng 10cm.
Keywords: Xoan ta, ghép cây mầm.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xoan ta(Melia azedarach) thuộc họ Xoan (Meliaceae) là loài cây gỗ nhỡ hay gỗ lớn, rụng lá vào mùa đông nên còn có tên gọi là cây “Sầu đông”, cao 25-30m với đường kính 40cm (Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây trồng rừng -Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội – 1995), phân bố ở nhiều vùng trong cả nước. Đây là loài cây mọc nhanh, có thể tái sinh và phục hồi trên đất nương rẫy. Gỗ xoan ta có mầu nâu nhạt, không bị mối mọt, được dùng trong xây dựng và đóng đồ mộc.Đến nay việc trồng Xoan ta ở Việt Nam vẫn mang tính chất tự phát của người đân, chưa có nghiên cứu về chọn tạo giống và nhân giống.
Vừa qua, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện KHLN VN) đã chọn được một số cây trội có sinh trưởng nhanh, hình dáng đẹp và đã tiến hành nghiên cứu các phương pháp nhân giống sinh dưỡng cho loài cây này.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Sinh khối cây Keo lai (Hybrid Acacia) trồng tại phường Long Bình - quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh
- Kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ trên đất cát ven biển trong dự án 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2005
- Xác định cơ chế gây bệnh chết Thông mã vĩ của tổ hợp Nấm xanh (Ophiostoma sp) và một số loại mọt tại Vườn Quốc gia Tam Đảo
- Một số kết quả nghiên cứu về cây Lát Mexico trên thế giới
- Sử dụng tấm đệm cho việc chuẩn bị đất trồng rừng trên vùng đất lầy thụt Tây Nam bộ