Bùi Minh Vũ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Chương trình 327 được thực hiện từ năm 1993 trên phạm vi toàn quốc. Sau hơn 3 năm thực hiện, mặc dù chương trình này đã đạt được nhiều thành quả to lớn, nhưng vẫn còn có những tồn tại. Một trong những tồn tại đó là việc xác định chưa hợp lý suất đầu tư cho các loài cây trồng rừng trong cả nước. Khắc phục hạn chế này là việc làm mang tính cấp bách phục vụ cho hiện tại và lâu dài. Chính vì vậy, Ban chỉ đạo chương trình 327 trung ương và Cục phát triển lâm nghiệp chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng suất đầu tư cho trồng rừng phòng hộ bằng một số loài cây bản địa chủ yếu phục vụ cho chương trình 327” và giao cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức nghiên cứu thực hiện.
I. Tình hình thực hiện suất đầu tư của các dự án thuộc chương trình 327 trên các địa bàn đã khảo sát.
1. Các loài cây và mô hình đã bố trí trong các dự án thuộc chương trình 327.
Qua khảo sát thực tế tại 15 tỉnh, thành thực hiện các dự án thuộc chương trình 327 có 36 loài cây đã được gây trồng trong 30 mô hình thuộc 4 vùng phòng hộ trong cả nước.
2. Tình hình thực hiện suất đầu tư của các dự án chương trình 327 tại các tỉnh, thành đã khảo sát.
Kết quả khảo sát ở 15 tỉnh, thành trên 4 vùng phòng hộ (9 vùng sinh thái), về tình hình thực hiện suất đầu tư của các dự án thuộc chương trình 327 được phản ánh ở biểu sau đây.
Tình hình thực hiện suất đầu tư của các dự án chương trình 327 trên 4 vùng phòng hộ
Đơn vị: 1000đ
STT | Vùng phòng hộ | Vùng kinh tế LN | Mô hình | Suất đầu tư |
1 | Phòng hộ đầu nguồn | 1. Tây Bắc | Muồng đen + trẩu
Lát hoa + trẩu Thông 3 lá + trẩu + pơmu |
1.343
1.351 2.068 |
2. Đông Bắc | Lát + sa mộc
Lát + mỡ Lát + keo Thông + sa mộc |
2.945
3.030 2.982 2.039 |
||
3. Tây Nguyên | Quế + tiêu
Muồng đen + keo + bạch đàn Muồng đen + keo lá to Dầu + keo lá tràm Sao + keo lá tràm Muồng đen + thông 3 lá Keo + muồng Hông Sao |
1.813
1.974 2.705 2.769 2.795 2.744 3.086 2.209 2.994 |
||
2 | Phòng hộ ven biển chống cát bay | 4. Bắc Trung bộ | Hông + luồng
Thông nhựa + keo |
2.400
2.500 |
5. Nam Trung bộ | Điều + keo
Muồng + keo |
3.800
2.900 |
||
3 | Phòng hộ ven biển
cát bay |
6. Trung tâm | Muồng đen + trám
Quế + keo Mỡ + keo |
1.536
2.500 2.200 |
7. Đồng bằng Bắc bộ | Nhãn + na dai
Vải + na dai |
2.217
2.907 |
||
8. Đông Nambộ | Sao + keo
Sao + điều Tếch + xà cừ |
1.800
1.700 2.095 |
||
4 | Phòng hộ ngập mặn ven biển | 9. Đồng bằng SCL | Tràm thuần
Đước thuần |
3.048
3.208 |
II. Các nội dung chính để tính suất đầu tư
Suất đầu tư để gây trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ 1 ha rừng trong 4 năm bao gồm các nội dung tính toán theo công thức sau đây:
A = a1 + a2 + a3 + a4
Trong đó: A: suất đầu tư để gây trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ 1 ha rừng trong 4 năm (đ/ ha);
a1: chi phí trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ 1 ha rừng năm thứ nhất (đ/ ha);
a2, a3 và a4: chi phí chăm sóc và quản lý bảo vệ 1 ha rừng năm thứ 2, 3, 4 (đ/ ha).
Các khoản mục chi phí của a1, a2, a3 và a4 bao gồm:
a1: – chi phí dụng cụ sản xuất thủ công;
– Giá cây con;
– Chi phí lao động trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng;
– Chi phí quản lý và nghiệm thu.
a2, a3 và a4: – Chi phí chăm sóc, bảo vệ rừng năm thứ 2, 3 và 4;
– Chi phí quản lý và nghiệm thu năm thứ 2, 3 và 4.
Các nội dung trên, trừ chi phí quản lý và nghiệm thu người lao động được hưởng các khoản sau:
+ Chi phí cho dụng cụ sản xuất thủ công;
+ Chi phí chăm sóc, bảo vệ rừng ở các năm thứ 1, 2, 3 và 4.
Chi phí quản lý và nghiệm thu là toàn bộ chi phí được xác định theo tỷ lệ phần trăm của chi phí trực tiếp
QL = P x Tt
Trong đó: QL là chi phí quản lý nghiệm thu;
P: Định mức chi phí quản lý (%) [P ở đây là 6%]
Tt: chi phí trực tiếp
III. Các kết quả tính toán suất đầu tư:
Các kết quả tính toán suất đầu tư trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ 1 ha rừng theo 2 loại mô hình chuẩn (mô hình thuần loài và mô hình trồng hỗn loài) với 7 loại cây khác nhau. Các suất đầu tư này được coi là các suất đầu tư mẫu với hệ số điều chỉnh là 1 (H = 1). Từ các suất đầu tư đó có thể mở rộng việc tính toán suất đầu tư của các loài cây tại các vùng khác nhau trong cả nước.
Suất đầu tư trồng mới 1 ha rừng cho các dự án chương trình 327
(theo phương thức trồng thuần loại)
Đơn vị tính: 1.000đ
STT | Loại cây trồng | Mật độ (cây/ ha) | Suất đầu tư | Ươm cây, trồng và chăm sóc năm thứ nhất | Chăm sóc rừng trồng năm thứ hai | Chăm sóc rừng trồng năm thứ ba | Chăm sóc rừng trồng năm thứ tư |
1 | Phi lao | 4.000 | 3.572,47 | 2.381,64 | 651,77 | 434,33 | 104,74 |
2 | thông nhựa | 1.600 | 2.897,72 | 1.724,73 | 550,35 | 433,75 | 188,89 |
3 | Đước | 10.000 | 1.706,60 | 1.298,50 | 233,20 | 174,90 | |
4 | Tràm cừ | 10.000 | 1.810,00 | 1.401,90 | 233,20 | 174,90 | |
5 | Keo lá tràm | 2.200 | 2.206,36 | 1.197,689 | 432,82 | 298,50 | 97,36 |
Suất đầu tư trồng mới 1 ha rừng 4 năm theo phương thức trồng hỗn loài là 2.526.000đ/ ha (đối với công thức 1: Sao đen + keo lá tràm) và 2.785.000đ/ ha (đối với công thức 2: Dầu rái + keo lá tràm).
Suất đầu tư trồng mới 1 ha rừng cho các dự án chương trình 327
( theo phương thức trồng rừng hỗn loài)
Đơn vị: 1000đ
STT | Loại cây trồng | Mật độ (cây/ ha) | Suất đầu tư | Ươm cây, trồng và chăm sóc năm thứ nhất | Chăm sóc rừng trồng năm thứ hai | Chăm sóc rừng trồng năm thứ ba | Chăm sóc rừng trồng năm thứ tư |
1 | Sao đen + keo lá tràm | 1.600 | 2.526,00 | 1.558,22 | 465,23 | 355,63 | 146,92 |
-Sao đen | 400 | 966,95 | 666,13 | 136,42 | 109,60 | 54,80 | |
-Keo lá tràm | 1.200 | 1.559,05 | 892,10 | 328,81 | 246,03 | 92,11 | |
2 | Dầu rái + keo lá tràm | 1.600 | 2.785,09 | 1.757,84 | 490,89 | 376,61 | 159,75 |
-Dầu rái | 600 | 1.360,13 | 962,52 | 187,73 | 144,58 | 65,30 | |
-Keo lá tràm | 1.000 | 1.424,96 | 795,32 | 303,16 | 232,03 | 94,45 |
IV. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng suất đầu tư trồng rừng cho các dự án chương trình 327 của cả nước” được nghiên cứu tương đối toàn diện ở 15 tỉnh, thành điển hình thuộc các vùng phòng hộ và sinh thái trong cả nước. nghiên cứu đã đánh giá các kết quả thực hiện về suất đầu tư của các dự án chương trình 327 trên các địa bàn khảo sát, những việc làm được và những tồn tại cần khắc phục về kinh tế, kỹ thuật, về các mô hình,…v.v
Những kết quả đạt được trên có thể dùng làm cơ sở và tài liệu tham khảo quan trọng phục vụ kịp thời cho công tác quản lý cũng như việc áp dụng mở rộng các suất đầu tư tới các cơ sở có dự án trồng rừng trong phạm vi cả nước.
2. Kiến nghị
* Về kỹ thuật lâm sinh
Cần xây dựng bổ sung cho các loài cây chưa có quy trình quy phạm hoặc hướng dẫn kỹ thuật những cây đã được trồng rải rác.
* Về kinh tế
Có hướng dẫn việc áp dụng các mô hình và các khung suất đầu tư cho từng vùng kinh tế lâm nghiệp trong cả nước.
Đề nghị cho nghiên cứu, rà soát lại các định mức kinh tế kỹ thuật trước đây đã ban hành, đặc biệt là tập Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng theo Quyết định 532/ VKT ngày 15/ 7/ 1998 của Bộ Lâm nghiệp và tập Định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn ban hành theo Quyết định số 426/ KLND ngày 16/ 11/ 1991 của Bộ Lâm nghiệp.
Research on investment rate for protection forest establishment with some main native forest tree species in projects of programme 327
Summary:. The paper presents results of a research on investment rate for protection forest establishment with some main native forest tree species in projects of programme 327 nation — wide.
Through studying investment rate in 30 forest plantation models in 4 regions to be protected (9 ecological zones) in 15 provinces and cities typically implementing projects of programme 327 the author evaluates the accomplishments and the remaining problems to be overcome regarding economics, techniques, models,…; taking in to account the opinions of scientists, consultants as well as of the labourers the author presents the results of calculation of investment rate on planting, tending, management and protection of 1 hectare of forest in both planting systems (pure and mixed planting). Some recommendations are then made by the author on silvicultural techniques such as supplementation of procedures and technical measures and on economics such as economic and technical norms in forest planting and frame of investment rates for each forest economic zone in the whole country.
**************************************************
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Xây dựng mô hình dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất Ván dăm Bạch đàn phế liệu qui mô nhỏ
- Chọn giống tếch cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
- Nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên tại Tân Lập, Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
- Nghiên cứu kỹ thuật phục hồi nuôi dưỡng rừng tự nhiên lá rộng vùng Bắc Tây Nguyên
- Viện khoa học lâm nghiệp việt nam tổ chức lớp tập huấn về xây dựng đề án nghiên cứu