Nguyễn Thanh Nguyên, Nguyễn Cao Xuân Viên
Trung tâm NCTN Lâm sinh Lâm Đồng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Sử dụng IAA, IBA và NAA với các nồng độ 0,5%, 1%, 1,5%, 2%, 2,5% ở dạng bột trong thí nghiệm nhân giống hom Hoàng liên ô rô tiến hành ở 2 thời vụ khác nhau (mùa khô và mùa mưa) tại Đà Lạt cho thấy NAA là chất điều hòa sinh trưởng có tác động tốt nhất đến khả năng ra rễ và chất lượng rễ của hom giâm là chồi ngọn dạng bánh tẻ lấy từ vườn vật liệu 2-3 tuổi. Thời gian và tỷ lệ ra rễ cũng như chất lượng bộ rễ của hom giâm ở thời vụ khác nhau có sự sai khác nhau cơ bản. Với NAA nồng độ 1,5%, tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt được là 45% sau thời gian 90 ngày. Thời gian ra rễ của hom giâm ở mùa mưa chỉ sau 60 ngày và tỷ lệ ra rễ cũng cao hơn (60%) với nồng độ NAA thích hợp là 0,5%.
Từ khoá: Giâm hom, Hoàng liên ô rô, tỷ lệ ra rễ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Hoàng liên ô rô hay còn gọi là cây Mật gấu (Mahonia nepalensis DC.) được biết đến như là một loài cây dược liệu quí, có phân bố hẹp và chỉ còn lại rất ít cá thểmọc rải rác trên các vùng núi có độ cao từ 1.500 – 1.700m như Lang Biang (Lâm Đồng), Tả Giàng Phình và Bản Khoang (Sa Pa – Lào Cai), Mùa Súa (Đồng Văn – Hà Giang) (Nguyễn Tập, 2007). Hoàng Liên ô rô cũng đã được xếp hạng V trong Sách đỏ Việt Nam (1996) và xếp hạng EN.A2c,d trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2006). Đây là loài cây dạng bụi cao đến 4m, thân, cành và rễ có chứa hàm lượng Berberin cao, thường được sử dụng chữa đau bụng, rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, kiết lỵ; và theo kinh nghiệm của người dân ở Sa Pa loài cây này còn được dùng làm thuốc bổ đắng có tác dụng chữa xương khớp (Nguyễn Tập, 2007). Hiện nay, nguồn Berberin từ loài Vàng đắng (Coscinium fenestratum Colebr.) hầu như cạn kiệt, nên Hoàng liên ô rô đang trở thành nguồn nguyên liệu thay thế quan trọng để sản xuất Berberin.
Theo kết quả điều tra sơ bộ ở Lâm Đồng Hoàng liên ô rô hiện chỉ có phân bố rải rác với số lượng rất ít dưới tán các rừng thông trên dãy núi Lang Biang. Hạt của loài này thường có tỷ lệ hạt lép cao nên tỷ lệ nẩy mầm của các lô hạt thu hái được là rất thấp và số lượng cây tái sinh trong tự nhiên cũng rất hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu nhân giống vô tính, đặc biệt là nhân giống bằng hom là hết sức cần thiết nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu về giống có chất lượng cao phục vụ cho việc gây trồng và phát triển.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu giâm hom đã được thực hiện nhiều và thành công trên các đối tượng khác nhau như Pơ mu(Fokienia hodgisii),Bách xanh(Calocedrus macrolepis), Thông đỏ (Taxus wallichiana) (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001); Hồng tùng (Dacrydium elatum) (Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Văn Tiến, 2002, 2004), … Riêng đối với cây Hoàng liên ô rô, cho đến nay các nghiên cứu về kỹ thuật giâm hom vẫn còn hạn chế.
Để có thể xác định được phương thức nhân giống thích hợp cho loài cây này bằng kỹ thuật giâm cành, một số nhân tố có vai trò hết sức quan trọng đến sự ra rễ của hom giâm bao gồm loại chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ cũng như thời vụ giâm hom là những nội dung chính được thực hiện trong khuôn khổ của nghiên cứu này.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Đăng bài và đặt mua Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam
- Đánh giá khảo nghiệm xuất xứ và nhân giống hom Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia) tại Ba Vì – Hà Nội
- Phương pháp ước lượng tham số của hàm Schumacher
- Đặc điểm lâm học quần thể và khả năng tái sinh của cây Re gừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ