Bùi Văn Ái, Nguyễn Xuân Quyền, Phạm Thị Thanh Miền
Phòng Bảo quản Lâm sảnViện Khoa học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Vỏ hạt Điều sau ép tận thu dầu là nguồn phế liệu có khối lượng lớn trong công nghiệp chế biến hạt Điều của nước ta. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu xác định tỷ lệ phối trộn dăm vỏ hạt Điều và dăm gỗ Bạch đàn Uro làm dăm lớp lõi để tạo ván dăm. Ván dăm kết hợp được ép với các thông số công nghệ gồm: áp suất ép 2,1Mpa, nhiệt độ ép 1800C, thời gian ép 7 phút. Ván thí nghiệm có tính chất cơ vật lý đáp ứng tiêu chuẩn của ván dăm thông dụng sử dụng trong điều kiện khô.
Từ khóa:Ván dăm, Dăm vỏ hạt Điều, Vỏ hạt Điều.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ván dăm là loại hình ván nhân tạo có thể sử dụng đa dạng nguồn nguyên liệu thực vật chứa xenlulo. Ván dăm được sản xuất theo cách truyền thống sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng và gỗ tận dụng là chính. Hiện nay, trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng phế liệu dạng xơ sợi trong nông nghiệp như cọng dừa nước, xơ dừa, dăm tre, rơm rạ, bã mía, trấu … kết hợp với dăm gỗ để sản xuất ván dăm.
Ở nước ta, cây Điều (Anacardium occidentale) được gây trồng với diện tích lớn, công nghiệp chế biến hạt Điều đã phát triển mạnh. Lượng hạt Điều nguyên liệu cho chế biến hàng năm khoảng 500.000 đến 700.000 tấn hạt. Trong quá trình chế biến hạt Điều, phần vỏ hạt Điều (VHĐ) sau tách nhân Điều và ép để tận thu dầu vỏ mới chỉ được sử dụng một phần nhỏ để đốt lò, còn lại một lượng lớn được coi là phế liệu tập trung vào khu phế thải trong các xưởng ép dầu Điều. VHĐ chứa hàm lượng xenlulo xấp xỷ 20% nên có nhiều khả năng sử dụng phối hợp với dăm gỗ để sản xuất ván dăm. Những đặc điểm trở ngại của VHĐ khi sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ván dăm đó là lượng dầu vỏ còn dư lại sau quá trình ép và lớp bề mặt của vỏ hạt chứa nhiều cutin. Những yếu tố này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến mối liên kết dăm – keo làm giảm độ bền cơ học của ván dăm nếu sử dụng thuần nhất loại dăm VHĐ.
Gỗ Bạch đàn uro (Eucalyptus urophylla) là nguyên liệu cho sản xuất các loại hình ván nhân tạo nhu ván dăm, ván ghép thanh. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu sử dụng dăm VHĐ phối hợp với dăm, gỗ Bạch đàn Uro để tạo ván dăm thông dụng.
(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 3 năm 2010, trang 1383-1387)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu đặc tính kéo bám của máy kéo KOMASTU D65A-8 khi hoạt động trên đất lâm nghiệp
- Đánh giá thực trạng triển khai chính sách quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Lào Cai
- Nghiên cứu bổ sung một loài Đậu khấu mới thuộc chi Myristica Gronov. cho hệ thực vật Việt Nam
- Nghiên cứu sử dụng than gỗ Đước để sản xuất than hoạt tính
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng