Ngày 11/11/2023, tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu sinh (NCS) Trần Thị Lệ Trà đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện, Ngành đào tạo: Lâm sinh, Mã ngành: 9 62 02 05 với tên Luận án:“ Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) chống chịu sâu đục nõn (Hypsipyla robusta (Moore)), sinh trưởng nhanh tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ”. Người hướng dẫn Khoa học: TS Nguyễn Minh Chí; GS. TS Phạm Quang Thu.
Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện
Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện có mặt đầy đủ với 07 thành viên do PGS. TS. Phí Hồng Hải làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng đánh giá cao những đóng góp của luận án, cụ thể như sau:
- Luận án đã đạt được một kết quả chính sau đây:
(1) Đã xác định được đặc điểm gây hại và tập tính gây hại của Sâu đục nõn Lát hoa; mức độ gây hại trên rừng trồng 1 đến 3 tuổi, trên 3 vị trí địa hình khác nhau và trên 7 loại đất khác nhau;
(2) Đã đánh giá tính chống chịu Sâu đục nõn và sinh trưởng của các gia đình Lát hoa trong khảo nghiệm giống tại Hòa Bình ở các thời điểm 12, 24 và 38 tháng tuổi; tượng tự là khảo nghiệm giống tại Nghệ An ở 12, 24 và 42 tháng tuổi; đã xác định được 05 gia đình Lát hoa có mức đội bị hại thấp và sinh trưởng tốt. Các khảo nghiệm mở rộng – được xem như là kiểm chứng – cũng cho kết quả tương tự với các khảo nghiệm giống đã làm tăng mức độ tin cậy về khả năng chống chịu bệnh và sinh trưởng của các gia đình chọn được;
(3) Đã so sánh giữa 05 gia đình mẫn cảm với 05 gia đình chống chịu tốt qua một số đặc điểm như: hình thái, thời điểm nẩy lộc, khả năng phục hồi sau khi bị sâu đục nõn, hàm lượng một số chất hóa học có trong ngọn non cuả cây; luận án còn xác định ảnh hưởng của vi khuẩn nội sinh đến khả năng chống chịu Sâu đục nõn thông qua khả năng xua đuổi sâu và khả năng gây ngán ăn của vi khuẩn nội sinh, là cơ sở để đề xuất 4 cơ chế chống chịu Sâu đục nõn của Lát hoa, bao gồm: cơ chế không ưa thích, cơ chế kháng sinh, cơ chế chịu đựng và cơ chế trốn tránh;
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài luận án có các đóng góp mới như sau
(i) Cập nhật được tình hình gây hại của Sâu đục nõn gây hại cây Lát hoa ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
(ii) Bước đầu chọn được 5 gia đình Lát hoa có khả năng chống chịu Sâu đục nõn và sinh trưởng nhanh: LH26, LH32, LH 87, LH108 và LH109.
(iii) Đề xuất được 04 cơ chế chống chịu Sâu đục nõn của cây Lát hoa (Cơ chế không ưa thích, cơ chế kháng sinh, cơ chế chịu đựng và cơ chế trốn tránh) làm cơ sở sàng lọc giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn.
- Luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
– Về khoa học:
+ Cung cấp một số dẫn liệu khoa học (đặc điểm hình thái, vật hậu, khả năng phục hồi, một số nhóm chất hóa học và thành phần vi sinh vật nội sinh có trong ngọn non của cây) cho những nghiên cứu về chọn giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn.
– Về thực tiễn:
+ Đề xuất được 04 cơ chế chống chịu Sâu đục nõn để sàng lọc giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn.
+ Bước đầu chọn được nguồn giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn, sinh trưởng nhanh phục vụ công tác trồng rừng, giảm chi phí phòng trừ sâu đục nõn.
- Sau khi tiến hành bỏ phiếu đánh giá với kết quả 7/7 phiếu tán thành, Hội đồng biểu quyết thông qua Nghị quyết kiến nghị Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cấp học vị tiến sĩ Lâm nghiệp cho NCS Trần Thị Lệ Trà với sự nhất trí 100%.
Một số hình ảnh của buổi đánh giá Luận án
GS. TS Võ Đại Hải – Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo và bảo vệ thành công Luận án cho Nghiên cứu sinh
Nghiên cứu sinh chụp ảnh kỷ niệm cùng Hội đồng đánh giá Luận án, tập thể hướng dẫn
Đại diện cơ quan của Nghiên cứu sinh – PGS. TS Nguyễn Văn Minh – Phó trưởng khoa Nông lâm nghiệp – Đại học Tây Nguyên cùng người thân và các đồng nghiệp chúc mừng Nghiên cứu sinh.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2023 thông báo kết quả thi vòng 1
- Danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện tiêu chuẩn dự thi vòng 1 năm 2023
- Kiểm tra hiện trường triển khai thực hiện một số nhiệm vụ KHCN cấp Bộ do Viện chủ trì tại các tỉnh Phú Thọ, Lào Cai
- Kết luận số 590-KL/ĐUK ngày 17/5/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK ngày 10/10/2012 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chính trị tư tưởng
- Hội nghị toàn quốc về “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lĩnh vực Lâm nghiệp”