Sáng ngày 10/4/2023, tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu sinh (NCS) Phan Thị Thanh Huyền đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện, Ngành đào tạo: Lâm sinh, Mã ngành: 9 62 02 05 với tên Luận án: “Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo tồn loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg.) tại hai tỉnh Sơn La và Hòa Bình”. Người hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Vũ Quang Nam; TS Trần Hồ Quang.
Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện có mặt đầy đủ với 07 thành viên do GS. TS. Võ Đại Hải làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng đánh giá cao những đóng góp của luận án, cụ thể như sau:
- Luận án đã đạt được một kết quả chính sau đây: i) Đã nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại Sơn La và Hòa Bình, trong đó tập trung vào đặc điểm hình thái, đặc điểm vật hậu, đặc điểm phân bố và sinh thái, đặc điểm cấu trúc và tái sinh loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp; ii) Đã nghiên cứu đặc điểm đa dạng di truyền các quần thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại Sơn La và Hòa Bình; iii) Đã nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom cành Dẻ tùng sọc trắng hẹp, bao gồm nghiên cứu loại thuốc và nồng độ thuốc, mùa vụ giâm hom, giá thể giâm hom; iv) Nghiên cứu thử nghiệm trồng bảo tồn In situ và Ex situ loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại Sơn La và Hòa Bình; v) Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài đã đề xuất giải pháp bảo tồn nguồn gen loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại Sơn La và Hòa Bình.
- Luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn:- Về khoa học: Luận án góp phần bổ sung thông tin về đặc điểm sinh học, cung cấp thêm các luận cứ khoa học về biện pháp kỹ thuật gây trồng nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại địa phương nghiên cứu nói riêng và khu vực Tây Bắc cũng như các tỉnh có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại Việt Nam nói chung.- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án đã đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật có tính khả thi trong việc nhân giống từ hom, thử nghiệm trồng bảo tồn loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại hai tỉnh Sơn La và Hòa Bình.
- Sau khi tiến hành bỏ phiếu đánh giá với kết quả 7/7 phiếu tán thành, Hội đồng biểu quyết thông qua Nghị quyết kiến nghị Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cấp học vị tiến sĩ Lâm nghiệp cho NCS Phan Thị Thanh Huyền với sự nhất trí 100%.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Thông báo tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền
- Kết luận số 45-KL/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM LẠI PHÓ TRƯỞNG BAN BAN TỔ CHỨC, HÀNH CHÍNH - VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền
- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị làm việc với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam