Phạm Thế Dũng, Kiều Tuấn Đạt
Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng là một trong những nghiên cứu còn mới ở Việt Nam nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất và duy trì năng suất rừng. Bài viết sau đây giới thiệu những kết qủa chính sau nhiều năm nghiên cứu, với sự giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) qua dự án “Quản lý lập địa và năng suất rừng trồng nhiệt đới” và Bộ NN&PTNT cho cây bạch đàn trong đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng keo, bạch đàn ở các luân kỳ sau” thực hiện năm 2008-2012.
Kết qủa chỉ ra rằng, sau 3 năm nghiên cứu, sinh trưởng chiều cao bạch đàn nhờ giữ lại vật liệu hữu cơ sau khai thác (VLHCSKT) đã vượtso với biện pháp phát đốt dọn thực bì (như sản xuất hiện nay) là 33,9%,và so với lấy hết VLHC là 14,8%, còn so với chỉ để lại VLHC hiện hữu (không bổ sung thêm) là 10,3%. Tương tự các chỉ số vượt trội về đường kính là: 40,4%; 28,2 %; và 10,6%. Các chỉ số về lân, đạm và mùn trong đất đều tăng theo các nghiệm thức từ đối chứng đến giữ lại VLHCSKT. Sử dụng thuốc diệt cỏ phun toàn diện 1 và 2 lần/năm có triển vọng trong việc kiểm soát cỏ dại. Sử dụng phân khoảng phối hợp đạm và lân ởliều lượng 120kg đạm với 60kg lân/ha tỏ ra có hiệu qủa trong việc bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng rừng bạch đàn sau 2 năm tuổi. Việc tỉa thưa bạch đàn cho sinh trưởng cây cá thể tốt hơn so vời không tỉa. Tuy nhiên cần nghiên cứu tiếp theo về dinh dưỡng đất khi kết thúc chu kỳ.
Từ khóa: Quản lý lập địa, Dinh dưỡng, Độ phì đất, Năng suất rừng, Vật liệu hữu cơ.
(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 1, năm 2012, trang 2113-224)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Thực trạng gây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở tỉnh Cao Bằng
- Một số đặc điểm quần thể và phân bố loài Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii H.Lec) ở Lâm Đồng
- Thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật ngập mặn ở Thừa Thiên Huế
- Đánh giá tính đa dạng di truyền các vườn giống vô tính Keo tai tượng bằng chỉ thị vi vệ tinh
- Kết quả nghiên cứu xử lý chậm cháy cho gỗ Bạch đàn trắng bằng dung dịch Natri silicat