Nghiên cứu hoàn chỉnh chế phẩm Metarrhizium và kỹ thuật sử dụng để diệt mối nhà (Coptotermes formosanus Shiraki) theo phương pháp lây nhiễm

Ở Việt Nam mối hại gỗ có khoảng 27 loài. Giống Coptotermes gây hại mạnh nhất và chiếm tới 97% trong các công trình xây dựng, chúng phá hoại nghiêm trọng các công trình xây dựng, kho tàng … kỹ thuật diệt mối theo phương pháp lây nhiễm rất độc đáo và hữu hiệu nhưng vẫn phải sử dụng thuốc có nguồn gốc hoá học. Các loại thuốc này hiện đang không được phép sử dụng.

Thay thế thuốc chống mối nói riêng và thuốc bảo vệ thực vật nói chung, có nguồn gốc hoá học bằng chế phẩm vi sinh là điều mong ước của thực tế sản xuất Nông – Lâm – Nghiệp, đồng thời cũng là xu hướng trên thế giới. Các tác giả: Metschnikoff (1879). H.Hanel (1981, 1982), K.H.Domch (1980), H.Hanel and J.A.L. Watson (1983), Kentazo suzuki (1991), f.J.Milner (1991), Phạm Thị Thuỳ (1993, 1995), Tạ Kim Chỉnh (1994, 1996) đã cho biết:

– Vi nấm Metarrhizium có khả năng diệt côn trùng gây hại, đặc biệt là khả năng phòng trừ mối đất Ordontotermes, Nasutitermes.

– Với giống Nasutermes, khả năng gây bệnh của bào tử trần là nhanh nhất và tỷ lệ chết cao nhất.

– Metarrhizium không ảnh hưởng tới người và động vật bậc cao.Các đề tài nghiên cứu của phòng bảo quản Lâm sản (1994, 1998)… đã cho kết quả:- Đã tuyển chọn được 3 chủng Metarrhizium (ký hiệu M1, M2 và M5) có khả năng diệt được mối nhà Coptotermes theo phương pháp lây nhiễm.- Đã tạo được chế phẩm Metarrhizium nhưng lượng bào tử trần /gam chế phẩm còn thấp.

– Tính ổn định của chế phẩm được bảo quản theo thời gian còn thấp (<6 tháng).

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]