Võ Đại Hải
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Vối thuốc là loài cây bản địa, gỗ lớn, đa tác dụng, có khả năng tái sinh tự nhiên từ chồi và hạt rất tốt. Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực rừng tự nhiên có Vối thuốc phân bố trên địa bàn huyện Lục Ngạn và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy Vối thuốc là loài có khả năng tái sinh rất mạnh với hệ số tổ thành có nơi lên tới 5,3 đối với trường hợp Vối thuốc tái sinh dưới tán rừng trạng thái IIa và biến động từ 2,1-3,0 đối với trạng thái rừng IIb; Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng trung bình đạt 56%; Tỷ lệ cây Vối thuốc tái sinh có chất lượng trung bình và tốt chiếm tỷ lệ rất cao từ 86-100%; Cây tái sinh có chiều cao dưới 1m chiếm tỷ lệ 48-53%; Mạng hình cây tái sinh có phân bố đều.
Từ khóa: Vối thuốc (Schima wallichii Choisy), Tái sinh tự nhiên, Rừng phục hồi, Bắc Giang
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) là loài cây gỗ lớn, phân bố rộng và đa tác dụng. Gỗ Vối thuốc bền đẹp, được sử dụng làm nhà, đồ gia dụng; vỏ và rễ cây được sử dụng làm thuốc và sản xuất các chế phẩm công nghiệp. Ngoài ra, với những đặc tính ưu việt là ưa sáng, khả năng chống chịu cao, sinh trưởng tương đối nhanh, tái sinh tự nhiên tốt, Vối thuốc đã được lựa chọn là một trong những loài cây bản địa sử dụng trong khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên, đặc biệt trên những lập địa khắc nghiệt mang lại hiệu quả cao.Bắc Giang là một trong những địa phương có Vối thuốc phân bố tự nhiên và phát triển khá tốt, cây thường mọc thành rừng tự nhiên, chiếm ưu thế trong tổ thành rừng hoặc gần như thuần loài. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về đặc điểm tái sinh tự nhiên của Vối thuốc còn rất ít, vì vậy thiếu những cơ sở khoa học cho phục hồi và phát triển rừng tự nhiên Vối thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
(Trang 1149-1156)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu chỉ số cạnh tranh trong rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả với chất lượng hạt giống loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis)
- Nghiên cứu thăm dò một số đặc điểm sinh thái và khả năng gây trồng cây Xoay tại Gia Lai
- Một số đặc điểm sinh thái, vật hậu cây Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) alston) tại Phú Yên và Bình Định
- Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng trên các mô hình rừng trồng