Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định đường kính khai thác tối thiểu hợp lý đối với cây rừng tự nhiên ở khu vực Tây Nguyên

Trần Văn Con

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Mặc dù đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước nhằm tạo ra cơ sở khoa học để xác định các biện pháp kinh doanh rừng tự nhiên, trong đó có việc qui định đường kính khai thác tối thiểu trong hệ thống khai thác chọn rừng tự nhiên hỗn loài nhiệt đới. Các qui định hiện hành về đường kính khai thác tối thiểu tại quyết định 40/2005/QĐ-BNN vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý, đó là:* Qui định đường kính khai thác theo nhóm gỗ, trong khi bảng phân loại nhóm gỗ đã thể hiện tính lỗi thời, không thích hợp với thực tế thị trường kinh doanh gỗ hiện nay;* Việc qui định đường kính khai thác tối thiểu không phản ánh được bản chất cơ sở sinh học của từng loài, dẫn đến nhiều loài bị khai thác trước khi đạt kích thước thành thục số lượng và ngược lại một số loài lại không bao giờ đạt được đường kính khai thác qui định.* Các nghiên cứu gần đây đã tạo ra nhiều cơ sở khoa học mới và khuyến nghị thay đổi qui định 40/2005/QĐ về đường kính khai thác tối thiểu theo từng loài hoặc nhóm loài theo đặc điểm sinh trưởng; tuy nhiên chưa có một công trình nào đưa ra được các luận cứ khoa học đầy đủ và thuyết phục.Nguyễn Hồng Quân (1983) đã đưa ra phương pháp điều chỉnh cấu trúc đường kính trong khai thác chọn, nhằm làm cho cấu trúc sau khi khai thác sẽ đồng dạng với cấu trúc tự nhiên tuân theo hàm Meyer. Nguyễn Ngọc Lung (1985) đã đưa ra cơ sở khoa học để sửa đổi một số điều trong nội dung quy phạm khai thác gỗ. Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2006) đã dùng hàm Gompert để mô tả sinh trưởng đường kính các cây giải tích và xác định được d1,3 thành thục số lượng khi ∆G đạt cực đại. Mục tiêu của bài này nhằm trình bày kết quả những cố gắng để giải quyết các tồn tại trên đây trên cơ sở nghiên cứu bổ sung các đặc điểm sinh trưởng đường kính và phương pháp xác định điểm thành thục số lượng của đường kính một số loài kinh doanh chủ yếu của vùng nghiên cứu. Nội dung chủ yếu của bài này là: (i) Nghiên cứu tương quan giữa Zd và d1,3(ii) Nghiên cứu tương quan giữa tăng trưởng thể tích và đường kính(iii) Nghiên cứu phân bố số loài theo cỡ kính.

II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Vật liệuTài liệu sử dụng trong nghiên cứu này được kế thừa từ các nghiên cứu về tăng trưởng cây rừng tự nhiên được công bố ở Chương tăng trưởng rừng của bộ Cẩm Nang Lâm nghiệp, Hà Nội, 2006; số liệu thu thập được từ điều tra lâm học ở các ô tiêu chuẩn định vị và tạm thời, tài liệu giải tích cây theo phương pháp phân đoạn và phương pháp giải tích nhanh của Vũ Tiến Hinh…

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]