Nguyễn Quang Trung
Trung tâm Nghiên cứu và CGCN Công nghiệp rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạch đàn urophylla (E. urophylla) là một trong các loài cây trồng rừng chính trong chương trình trồng rừng 5 triệu ha ở Việt Nam hiện nay. Diện tích rừng Bạch đàn urophylla được trồng tập trung và phân tán trên cả nước ngày càng tăng, nhưng thực trạng sử dụng gỗ bạch đàn nói chungchưa tương xứng với tiềm năng to lớn của nguồn nguyên liệu này. Gỗ bạch đàn được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu sản xuất dăm gỗ cho công nghiệp giấy, sản xuất ván dăm, ván MDF và xuất khẩu dăm gỗ (trên 70% sản lượng khai thác hàng năm được sử dụng cho mục đích này), khoảng 20% lượng gỗ khai thác hàng năm được sử dụng dưới dạng gỗ tròn (cột chống trong khai thác mỏ, làm vật liệu xây dựng..) chỉ khoảng 10% lượng gỗ được sử dụng cho sản xuất gỗ xẻ làm nguyên liệu đóng đồ mộc, trong khi ngành công nghiệp chế biến đồ mộc phải nhập tới trên 80% nguyên liệu gỗ tròn và gỗ xẻ từ nước ngoài.
So sánh với các loại gỗ rừng trồng khác như: các loại gỗ keo, gỗ thông, gỗ cao su… việc sử dụng gỗ bạch đàn nói chung, bạch đàn urophylla nói riêng trong chế biến đồ mộc gặp nhiều khó khăn hơn. Trở ngại chính trong sản xuất gỗ xẻ bạch đàn là hiện tượng nứt đầu (cả gỗ tròn và gỗ xẻ), hiện tượng cong vênh, co ngót của ván xẻ trong quá trình hong phơi và sấy gỗdẫn đến tỉ lệ sử dụng gỗ thấp. Đây là những lí do mà các xưởng xẻ chưa hoặc không thích sử dụng nguyên liệu gỗ bạch đàn, do vậy lượng gỗ bạch đàn được dùng cho sản xuất gỗ xẻ đóng đồ mộc thấp hơnnhiều so với các loại gỗ keo, thông, cao su;và cũng vì thế mà giá bán gỗbạch đàn làm nguyên liệu gỗ xẻ thường thấp hơn so với các loài gỗ khác. Đó chính là lí do mà hầu hết các chủ rừng không muốn đầu tư kinh doanh rừng trồng bạch đàn làm nguyên liệu gỗ xẻ mặc dù gỗ bạch đàn có nhiều đặc tính cơ học, vật lí tương đương, thậm chí cao hơn một số loài gỗ khác.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp phía Bắc, trang 619-630)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống thiết bị tự động điều khiển nhiệt độ và tốc độ khuấy dung dịch để sản xuất keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu cải tiến thiết bị bẫy đèn diệt côn trùng gây hại cây trồng nông lâm nghiệp có hiệu quả cao và sử dụng điện năng lượng mặt trời”
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Hoàn thiện công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất lượng cao từ một số loại gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ“.
Các tin khác
- Phân nhóm gỗ Việt Nam
- Xác định một số tính chất cơ vật lý và khả năng sử dụng gỗ Lát mêhico
- Tính chất cơ học, lý học và hướng sử dụng gỗ của một số loài cây cho trồng rừng sản xuất vùng Trung tâm
- Nghiên cứu hoàn chỉnh chế phẩm Metarrhizium và kỹ thuật sử dụng để diệt mối nhà (Coptotemes formosanus Shiraki) theo phương pháp lây nhiễm
- Kết quả khảo nghiệm hiệu lực phòng chống côn trùng gây hại lâm sản của một số chất chiết từ nguyên liệu thực vật