Trần Văn Đô, Trần Lâm Đồng
Tổng hợp từ tài liệu nước ngoài
Lát Mexico (Cedrela odorata L.) là loài cây bản địa của Châu Mỹ, có phân bố tự nhiên từ Bắc Mexico (260N) qua các hòn đảo vùng Caribe đến Achentina (280S). Lát Mexico là cây rụng lá, cao tới 40m, thân tròn, thẳng, đường kính đạt tới 2m. Lát Mexico sinh trưởng tốt nhất trên đất có hàm lượng mùn cao, đất thoát nước. Loài này sinh trưởng trong những vùng có nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 320C, nơi có từ 3-4 tháng mùa khô và phân bố ở độ cao thấp hơn 1.200m so với mực nước biển. Gỗ Lát Mexico có giá trị kinh tế cao, được dùng làm dụng cụ âm nhạc, đóng đồ gia dụng và trang trí nội thất.
ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC
Lát Mexico là loài cây lưỡng tính, ra hoa ở tuổi 10-12, hoa đực và cái ra trên cùng một cành hoa và hoa cái thường nở trước. Hoa có màu xanh vàng, mọc thành cụm, mùa ra hoa và kết quả phụ thuộc vào nơi phân bố nhưng hoa và lá thường xuất hiện cùng thời điểm. Tại Mexico, cây ra hoa từ tháng 5 đến tháng 8, quả chín vào mùa khô từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau. Đến mùa chín, quả khô và tách vỏ, quả có hình thuôn dài hoặc hình trái xoan, có chiều dài 17-45mm và đường kính 14-21mm. Quả có màu nâu sáng, khi chín nứt ra thành 4-5 mảnh. Mỗi quả chứa 14-34 hạt, hạt có cánh dài 2-3cm và rộng 5mm. Quả Lát Mexico thay đổi màu khi chín, nên thu quả trước khi quả chín sau đó tiến hành chế biến để tách hạt. Quả nên được bảo quản trong hộp gỗ có lỗ hổng để đảm bảo thoáng khí. Không nên phơi hạt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời do hạt mất sức nẩy mầm nhanh khi phơi trực tiếp dưới nhiệt độ cao. Tỷ lệ hạt đạt 8-10% so với trong lượng quả. Kích thước và trọng lượng hạt có thay đổi lớn, tuy nhiên phổ biến từ 40.000-89.000 hạt/kg. Hạt nên được để trong túi Nilon bảo quản ở nhiệt độ 50C với độ ẩm 7%, bảo quản như vậy sẽ giữ được tỷ lệ nẩy mầm 50-60% sau 2 năm.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Sử dụng tấm đệm cho việc chuẩn bị đất trồng rừng trên vùng đất lầy thụt Tây Nam bộ
- Khả năng thấm thuốc XM5 của gỗ Keo lá tràm theo phương pháp tẩm chân không áp lực
- Tiềm năng nguyên liệu gỗ Đước (Rhizophora apiculata) ở Cà Mau làm nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ
- Bổ sung chi mới, chi Tre lông Kinabaluchloa K.M.Wong (phân họ Bambusoideae) và loài Tre lông Bidoup cho hệ thực vật Việt Nam
- Bước đầu xác định nguyên nhân gây chết Thông mã vĩ (Pinus massoniasa Lambert) ở Vườn quốc gia Tam Đảo