Nguyễn Bá Văn
Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Sâng (Pometia pinata Forst. f) là cây bản địa gỗ lớn sinh trưởng và phát triển tốt ở Cúc Phương và một số tỉnh miền Bắc, gỗ có màu hồng nhạt được dùng làm đồ mộc và đồ gia dụng. Sâng có thể trồng rừng, làm giàu rừng ở những nơi có phân bố tự nhiên của Sâng, qua kết quả nghiên cứu ở rừng trồng thuần loại cho thấy Sâng sinh trưởng và phát triển tốt. Tái sinh tự nhiên của Sâng phát triển mạnh giai đoạn đầu,các loài cây đi kèm với Sâng như Cà lồ, Vàng anh, Nhò vàng, Quếch tía, đây là một trong những cơ sở để áp dụng ngoài thực tiễn khi tiến hành trồng Sâng.
Từ khóa: Đặc điểm lâm học, Sâng, vườn Quốc gia Cúc Phương
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu đặc điểm lâm học của từng loài cây rừng là một trong những hoạt động quan trọng trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Nắm được đặc điểm lâm học của từng loài cây rừng, nhà lâm nghiệp có thể hình dung một cách rõ nét về hiện tượng và quy luật tồn tại trong đời sống cá thể, về các đặc điểm hình thành nên quần xã và hệ sinh thái rừng, cũng như mối quan hệ qua lại giữa chúng với môi trường sinh thái. Đây chính là cơ sở khoa học quan trọng làm nền tảng cho các khoa học kỹ thuật phát huy đồng thời các tiềm năng sản xuất của các loài cây, hệ sinh thái rừng và điều kiện lập địa nhằm xây dựng phục hồi và phát triển những hệ sinh thái rừng thoả mãn các đòi hỏi của nền lâm nghiệp phát triển bền vững.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả điều tra cây thuốc được đồng bào địa phương sử dụng ở Vườn quốc gia Cát Bà
- Kết quả chuẩn đoán dinh dưỡng qua hình thái của cây Chò chỉ
- Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật thâm canh đến rừng trồng Sở tại Đại Lải - Vĩnh Phúc
- Kết quả nghiên cứu nhân giống cây Ươi (Scaphium lychnophorum (Hance) Pierre)
- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi rừng tại khu bảo tồn Copia, Thuận Châu, Sơn La