Đặng Quang Hưng
Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm Nghiệp
TÓM TẮT
Tai chua là loài cây bản địa đa tác dụng, vừa cho sản phẩm gỗ, vừa cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như quả, nhựa, cành lá non,… Nhu cầu gây trồng Tai chua lấy quả trong thực tiễn là rất lớn, đặc biệt là những giống cho năng suất cao và nhanh thu hoạch. Tuy nhiên cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc gây trồng và phát triển cây Tai chua ở nước ta thì chưa nhiều, chủ yếu mới tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái, phân bố. Vì vậy việc nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Tai chua (Garcinia cowa Roxb) để lấy quả đặt ra là rất cần thiết nhằm bổ sung thêm cơ sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển cây Tai chua góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người dân làm nghề rừng.Kết quả nghiên cứu:
-Bổ sung được một số đặc điểm lâm học của cây Tai chua, từ đó lựa chọn đuợc 20 cây Trội để lấy vật liệu giống có đầy đủ các yếu tố:
+ Tuổi cây trội thành thục
+ Chu kỳ sai quả hàng năm, quả to, chất lượng ngon, mẫu mã đẹp.- Đề tài đã xác định được phương pháp nhân giống hiệu quả cho cây Tai chua như sau:
·Hạt Tai chua sau khi được làm sạch vỏ đem xử lý bằng nước ấm và ủ (tỷ lệ nảy mầm đạt 84% sau thời gian 1,5 tháng).
·Phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ sống cao nhất đạt tới 71,4%.
·Thời gian ghép tốt nhất là vào vào vụ Xuân (tháng 2-3), tỷ lệ sống đạt 72,9%.
·Tỷ lệ sống của cây Tai chua tại các mô hình thí nghiệm khá cao (>90%). Chưa thấy rõ sự sai khác giữa các mật độ trồng. Với việc bón phân theo công thức 0,3kg NPK + 2kg phân chuồng cho sinh trưởng của câytốt nhất.·Phương thức trồng cây Tai chua phân tán trong các hộ gia đình và trồng xen cây nông nghiệp (Sắn, gừng,…) cho thấy sinh trưởng tốt, lại vừa tận dụng được đất sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập.
Từ khóa: Kỹ thuật trồng Tai chua
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai chua là loài cây bản địa đa tác dụng, vừa cho sản phẩm gỗ, vừa cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như quả, nhựa, cành lá non,… nên là loài cây rất có giá trị. Hiện nay, nhiều loài acid và chất hóa học trong vỏ quả, thân, cành, lá cây Tai chua được phát hiện và chiết suất, trong đó có nhiều chất có tác dụng đặc biệt dùng trong các loại thuốc chống ung thư.
Nhu cầu gây trồng Tai chua lấy quả trong thực tiễn là rất lớn, đặc biệt là những giống cho năng suất cao và nhanh thu hoạch. Tuy nhiên, cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc gây trồng và phát triển cây Tai chua ở nước ta thì chưa nhiều, chủ yếu mới tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái, phân bố. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Tai chua (Garcinia cowa Roxb) để lấy quả” đặt ra là rất cần thiết nhằm xây dựng những cơ sở khoa học cho việc gây trồng, phát triển cây Tai chua ở nước ta, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người dân làm nghề rừng.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010, trang 121-128)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Nghiên cứu tuyển chọn và nhân nhanh dòng ưu trội về sinh trưởng và chất lượng gỗ Keo tai tượng tại Tuyên Quang để phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng
- Đánh giá ảnh hưởng của Cà phê đến môi trường ở Tây Nguyên
- Đánh giá mức độ suy thoái của rừng phòng hộ đầu nguồn cho lưu vực sông Đạ Tẻh và đề xuất giải pháp phục hồi và phát triển bền vững
- Đánh giá tác động của rừng đến dòng chảy và xói mòn đất trên một số lưu vực sông miền Trung và Tây Nguyên
- Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn và rừng tràm tại khu vực phía Nam