Kết quả Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế và phòng hộ cho vùng xung yếu ven hồ sông Đà

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Sau hơn 10 năm hồ Hoà Bình đưa vào sử dụng, hàng năm lòng hồ đã bị bồi lắng trung bình từ 0,3-0,4m. Với tốc độ bồi lắng như vậy, tuổi thọ của đập Hoà Bình có thể sẽ bị giảm xuống chỉ còn 50 năm so với 100 năm như thiết kế. Trước đây đời sống của người dân dựa vào canh tác lúa nước, sau khi chuyển lên cao thì thay vào đó là phương thức canh tác phát nương làm rẫy. Do phương thức canh tác đơn giản, không có các biện pháp hạn chế xói mòn, cải tạo đất, vì vậy sau một thời gian ngắn đất đã bị xói mòn và rửa trôi nghiêm trọng, năng suất cây trồng giảm, thậm chí không còn khả năng canh tác.

Vấn đề bức xúc cần giải quyết là làm thế nào để vừa có thể bảo vệ và phát triển được các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, đồng thời đảm bảo sự phát triển ổn định đời sống kinh tế xã hội cho người dân sống trong vùng lòng hồ.

Để giải quyết những vấn đề trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế và phòng hộ cho vùng xung yếu ven hồ sông Đà“.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]