Kết quả nghiên cứu thu hái, bảo quản, xử lý và gieo ươm hạt Tô hạp Điện Biên (Altingia siamensis) tại Tây Bắc

Phạm Quang Tuyến

Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Quả Tô hạp Điện Biên thu hái vào tháng 12 khi quả bắt đầu chín chuyển từ màu xám xanhsang màu xám đen. Hạt Tô hạp bảo quản trong tủ lạnh thông thường, thời gian bảo quản khoảng 5 tháng hạt đã bắt đầu mất sức nảy mầm. Hạt Tô hạp xử lý với công thức nhiệt độ 400C ngâm trong 8h cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Cây con giai đoạn vườn ươm 4 tháng tuổi sinh trưởng tốt nhất với công thức thành phần ruột bầu 90% đất mùn tơi xốp + 7% phân chuồng hoai + 3% phân lân. Cây con sinh trưởng tốt nhất ở công thức giàn che 50%.

Từ khoá: Tô hạp Điện Biên, bảo quản hạt, Tây Bắc

MỞ ĐẦU

Tô hạp Điện Biên là cây bản địa có nhiều giá trị cả về sinh thái, môi trường và dược liệu. Tô hạp là cây gỗ lớn cao (30 – 50m), đường kính có thể tới 1m. Là loài cây thường xanh, ưa sáng, sinh trưởng nhanh, tái sinh mạnh. Gỗ màu nâu đỏ, lõi lớn, có nhiều giá trị: không mối mọt, có thể dùng để xây dựng, đóng tàu thuyền, cất tinh dầu và làm thuốc rất tốt. Tô hạp lại rất thích nghi với điều kiện lập địa của khu vực Tây Bắc. Việc nhân giống, gây trồng các loài cây gỗ lớn, có nhiều giá trị là phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp của vùng và đáp ứng được nhu cầu trồng rừng của người dân. Trong khi đó, tài liệu hướng dẫn thu hái, bảo quản, xử lý hạt giống, gieo ươm, chăm sóc cây con, trồng rừng về cây bản địa nói chung và Tô hạp Điện Biên nói riêng còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu kỹ thuật thu hái bảo quản, nhân giống, gieo ươm hạt và chăm sóc cây con là rất cần thiết đối với khu vực Tây Bắc.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]