Bùi Duy Ngọc
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Rừng Tràm không những cung cấp sản phẩm gỗ cho xã hội mà còn là nhân tố góp phần làm thay đổi hệ sinh thái đất ngập mặn có lợi hơn cho sự sống và phát triển sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản của người dân địa phương.Gỗ Tràm có đường kính nhỏ, khúc gỗ tròn có độ cong, độ thon, độ ô van lớn, tỷ lệ co rút của gỗ tràm theo các chiều xuyên tâm, tiếp tuyến, dọc thớ cao do đó có nhiều hạn chế khi sử dụng làm gỗ xẻ. Tuy nhiên, để đa dạng hóa sản phẩm từ gỗ Tràm có thể lựa chọn những khúc gỗ tròn có đường kính lớn hơn 15cm và tương đối thẳng tròn đều để làm gỗ xẻ. Gỗ tràm bám dính tốt với keo PVAc. Kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định: Ván dăm được làm từ 100% nguyên liệu gỗ tràm đáp ứng yêu cầu ván dăm thông dụng sử dụng ở điều kiện khô. Ván dăm được sản xuất từ hỗn hợp dăm gỗ tràm và Keo lai theo tỉ lệ pha trộn khối lượng dăm gỗ Tràm/dăm gỗ Keo lai là 60/40 % có chất lượng đáp ứng yêu cầu sản phẩm ván dăm không chịu tải sử dụng trong điều kiện ẩm. Để nâng cao giá trị của gỗ Tràm, nên sử dụng gỗ theo hướng “sử dụng tổng hợp” đó là làm cừ, làm gỗ xẻ (xẻ nan, ván ghép thanh, ghép hộp), băm dăm (làm nguyên liệu giấy, làm ván dăm, ván MDF), làm củi (hầm than).
Từ khóa: Rừng Tràm, ván dăm từ gỗ Tràm.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long với 2 hệ sinh thái rừng rất quan trọng là: Hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng tràm. Hệ sinh thái rừng Tràm phát triển trên vùng ngập nước nội địa và nơi đất bị phèn có địa hình thấp, với loài cây rừng chính là Tràm.
Trong những năm gần đây, biến động về diện tích đã phản ánh sự phát triển không bền vững của rừng Tràm. Từ 2002 đến 2005 diện tích rừng Tràm tăng lên nhanh chóng (tăng thêm 23.967ha) sau đó giảm dần từ 2006 đến 2008 (diện tích rừng Tràm sản xuất giảm đi 3.039ha) (Bùi Duy Ngọc, 2008 ). Sự biến động về diện tích rừng này chủ yếu là do giá bán cừ tràm thay đổi. Trong khi đó giá bán cừ Tràm trên thị trường lại phụ thuộc nhiều vào sự cân đối cung – cầu của sản phẩm này trên thị trường.
Như vậy, gỗ Tràm là nguồn nguyên liệu tiềm năng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn gỗ Tràm được sử dụng làm “cừ” (một loại cọc gia cố nền móng trong các công trình xây dựng), làm chất đốt, hầm than, băm dăm xuất khẩu,… do đó giá trị sử dụng của gỗ Tràm chưa cao.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống thiết bị tự động điều khiển nhiệt độ và tốc độ khuấy dung dịch để sản xuất keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu cải tiến thiết bị bẫy đèn diệt côn trùng gây hại cây trồng nông lâm nghiệp có hiệu quả cao và sử dụng điện năng lượng mặt trời”
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Hoàn thiện công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất lượng cao từ một số loại gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ“.
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu tính chất cơ, vật lý và giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở Việt Nam, làm cơ sở cho chế biến, bảo quản và sử dụng
- Một số kết quả nghiên cứu cơ giới trồng rừng giai đoạn 2006-2010
- Một số kết quả nghiên cứu xây dựng vườn giâm hom cây lâm nghiệp quy mô thôn bản tại Tây Nguyên
- Kết quả nghiên cứu khắc phục một số nhược điểm của gỗ rừng trồng
- Nghiên cứu sử dụng gỗ Bạch đàn Urophyla cho sản xuất đồ mộc