Kết quả nghiên cứu phục hồi rừng sau nương rẫy ở vườn quốc gia Bến En

Kết quả nghiên cứu phục hồi rừng sau nương rẫy ở vườn quốc gia Bến En

Đặng Hữu Nghị

Vườn Quốc gia Bến En

 

Vườn quốc gia Bến En thành lập năm 1992theo quyết định của Chính phủ, nằm trên địa bàn của huyện Như Xuân và Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá, với nhiệm vụ chính là bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm thường xanh vả nửa rụng lá đai thấp núi đất vùng Bắc Trung bộ. Cùng với tình hình chung của cả nước, trước khi thành lập vườn rừng ở đây đã bị khai thác, chặt phá mạnh ở nhiều nơi, nên để lại hiện trạng rừng tự nhiên có mức độ suy thái khác nhau, chủ yếu là rừng phục hồi sau khai thác kiệt, sau nương rẫy chiếm gần 2/3 diện tích có rừng tự nhiên. Từ khi các tác động tiêu cực vào rừng được ngăn chặn rừng đang dần phục hồi trở lại. Để làm tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển vốn rừng những năm qua vườn quốc gia Bến En đã chú trọng đến công tác phục hồi rừng tự nhiên. Song để phục hồinhanhhệ sinh thái rừng có hiệu quả cần phải đề ra giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp, trên cơ sở tận dụng tối đa năng lực tái sinh tự nhiên của rừng gắn liền với điều kiện sinh thái của khu vực. Báo cáo sẽ nêukết quả nghiên cứu một cách tổng hợp về diễn thế của hệ sinh thái rừng sau nương rẫy trong giai đoạn 1997 — 2003 bao gồm biến đổi của lớp thảm thực vật gắn liền các yếu tố sinh thái theo thời gian.

1. Mục tiêu

Đánh giá được khả năng phục hồi rừng sau nương rẫy qua từng giai đoạn. Xác định thời gian phục hồi rừng. ảnh hưởng của thảm tươi cây bụi, đất và vi khí hậu đến khả năng phục hồi rừng.

2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp cơ bản của đè tài là đánh giá so sánh trên những điều kiện đồng nhất. Sử dụng ô tiêu chuẩn định vị 10.000 m2, dùng phương pháp điều tra lâm học truyền thống để điều tra nghiên cứu lớp thảm thực vật. Phương pháp điều tra đất, khí tượng để điều tra nghiên cứu đất và vi khí hậu. Các ô định vị được lập đại diện cho nương rẫy của đồng bào dân tộc Thái đã bỏ hoang hoá 5 năm (Ô1), 3 năm (Ô3), 1 năm (Ô2) đại diện cho 3 lâm phần rừng phục hồi sau nương rẫy.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1.Kết quả nghiên cứu hiện trạng rừng

Sau 6 năm hiện trạng rừng trên các ô có sự thay đổi rõ rệt: Ô1 từ trạng thái IIa (lúc lập ô) chủ yếu là cây tiên phong ưa sáng, rừng chưa ổn định có đường kính bình quân Dg< 10cm chuyển lên trạng thái IIb rừng non phục hồi có đường kính bình quân Dg > 10 cm. Ô2 rừng từ trạng thái Ib chuyển lên trạng thái IIa. Ô3 rừng từ trạng thái Ib chuyển lên rừng có trạng thái IIa. Các chỉ tiêu lâm học: đường kính bình quân, chiều cao bình quân (Hg), tổng iết diện ngang (åG), tổng trữ lượng (åM), số cây, số loài cây gỗđều tăng lên ở mức độ khác nhau theo sự biến đổi của hiện trạng rừng, điều đó chứng tỏ rừng phục hồi đang có xu hướng tốt lên và tương lai sẽ tiến dần đến trạng thái ban đầu của rừng tự nhiên

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]