Phạm Quang Tuyến
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Quả Tô hạp Điện Biên (Altingia siamensis Craib)thu hái vào tháng 12 khi quả bắt đầu chín chuyển từ màu xám xanh sang màu xám đen. Hạt Tô hạp bảo quản trong tủ lạnh thông thường, thời gian bảo quản khoảng 5 tháng hạt đã bắt đầu mất sức nảy mầm. Hạt Tô hạp xử lý với công thức nhiệt độ 400C ngâm trong 8 giờ cho tỷ lệ nảy mẩm cao nhất. Cây con giai đoạn vườn ươm 4 tháng tuổi sinh trưởng tốt nhất với công thức thành phần ruột bầu 90% đất mùn tơi xốp + 7% phân chuồng hoai + 3% phân lân.Chò xanh (Terminalia myriocarpa Huerch et M.A) là cây gỗ lớn, mọc nhanh, gỗ cứng có vân và ánh đẹp. Quả Chò xanh chín và đạt tiêu chuẩn để thu hái vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau. Đặc điểm nhận biết khi chín, quả có màu từ màu hồng tím sang màu vàng nhạt (chín thu hoạch). Hạt làm giống được bảo quản trong chum vại hoặc trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0-50C, 5 tháng đầu sức nảy mầm hạt đã bắt đầu giảm dần. Công thức xử lý hạt nảy mầm cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất là: ngâm hạt trong nước 400C trong 8 giờ; Công thức thành phần ruột bầu 90% đất mùn tơi xốp + 7% phân chuồng hoai + 3% phân lân có sinh trưởng cây con tốt nhất (kết quả đo ở giai đoạn cây con 4 tháng tuổi).Từ khóa: Tô hạp Điện Biên, Chò xanh, Trồng rừng gỗ lớn, Tây Bắc.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng núi Tây Bắc là khu vực có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, do đó khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của một số loài cây nhập nội thấp. Trong vùng có nhiều loài cây bản địa có giá trị cao về mặt sinh thái và kinh tế, nên đây sẽ là thế mạnh của vùng khi tập trung vào việc trồng rừng gỗ lớn để phục vụ sản xuất.Cây Tô hạp Điện Biên là cây gỗ lớn cao 30 – 50m, đường kính có thể tới 1m. Là loài cây thường xanh, ưa sáng, sinh trưởng nhanh, tái sinh mạnh. Gỗ màu nâu đỏ, lõi lớn, có nhiều giá trị: không mối mọt, có thể dùng để xây dựng, đóng tàu thuyền và có thể cất tinh dầu (Lê Mộng Chân, 2000). Đặc biệt trong cây Tô hạp Điện Biên có chất nhựa mùi thơm gọi là dầu Tô hạp dùng làm thuốc, chữa trị nhiều bệnh nguy hiểm (Lê Trần Đức, 1997). Cây Tô Hạp Điện Biên còn là loài cây rất thích hợp với điều kiện sinh thái khu vực Tây Bắc.Chò xanh là cây gỗ lớn cao 35 – 40m, đường kính có thể lên tới 200cm. Cây thường xanh nửa rụng lá, mọc khá nhanh, khả năng tái sinh tốt. Gỗ xám trắng, cứng có vân và ánh đẹp, dễ làm, có thể dùng trong xây dựng, đóng thuyền, đóng đồ dùng trong nhà và làm gỗ dán lạng (Lê Mộng Chân, 2000).
Tô hạp Điện Biên và Chò xanh đều là những loài cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, có thể đáp ứng được yêu cầu phục hồi, nâng cao độ che phủ của rừng tại khu vực Tây Bắc. Vì vậy, việc lựa chọn hai loài cây Tô Hạp Điện Biên và Chò xanh để nhân giống nhằm phục vụ việc trông rừng gỗ lớn ở Tây Bắc là việc làm hết sức cần thiết.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010, trang 214-220)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển các tỉnh miền Bắc Việt Nam
- Nghiên cứu kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau
- Kỹ thuật trồng cây Tai chua lấy quả
- Nghiên cứu tuyển chọn và nhân nhanh dòng ưu trội về sinh trưởng và chất lượng gỗ Keo tai tượng tại Tuyên Quang để phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng
- Đánh giá ảnh hưởng của Cà phê đến môi trường ở Tây Nguyên