Sáng 10/12/2019 tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đã tổ chức Hội thảo “Xác định ưu tiên nghiên cứu lĩnh vực Công nghiệp rừng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030” nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế để từ đó xây dựng các định hướng nghiên cứu cho giai tiếp theo, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp rừng ở nước ta.
Tham dự và điều hành Hội thảo có GS.TS. Võ Đại Hải – Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, GS.TS Phạm Quang Thu – chủ tịch hội đồng khoa học công nghệ của Viện, Ban Giám đốc Viện, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện và các cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực CNR của Viện. Tham dự hội thảo còn có đại biểu đại diện cho cơ quan quản lý (Vụ KHCN&MT), Trường Đại học Lâm nghiệp, Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp VN.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe TS. Nguyễn Quang Trung – Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghiệp rừng báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực công nghiệp rừng trong giai đoạn 2010-2019, định hướng nghiên cứu cho giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Báo cáo đã cho thấy, kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực Công nghiệp rừng trong giai đoạn 2010 – 2019 của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, các kết quả nghiên cứu không chỉ là những qui trình, tiến bộ kỹ thuật, giải pháp công nghệ mà còn bao gồm rất nhiều các sản phẩm mới, vật liệu mới được tạo ra và đã được chuyển giao vào suất và đời sống. Nhiều vật liệu mới được nghiên cứu phát triển (gỗ khối, tre ép khối, ván biến tính nhiều lớp kích thước lớn cho đóng tàu thuyền đi biển,..), nhiều loại chế phẩm nguồn gốc sinh học thân thiện môi trường dùng cho bảo quản gỗ, lâm sản và phòng chống mối mọt,…giải pháp công nghệ che sáng, tưới phun tự động và nhà ươm cây giống cải tiến ứng dụng công nghệ cao được ra đời và ứng dụng chuyển giao vào sản xuất mang lại hiệu quả chất lượng cao,..các kết quả này đã đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành lâm nghiệp.
Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS. Hà Chu Chử – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nhấn mạnh Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp rừng cần quan tâm đến các nghiên cứu cơ bản về cơ giới hóa, điện tử hóa để phục vụ cho các hoạt động chuyên môn, đồng thời cần đẩy mạnh việc chuyển giao các kết quả NC, đặc biệt là các TBKT vào sản xuất.
Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Phạm Văn Chương cũng đã chia sẻ, các kết quả đã có cần tập trung đánh giá giá trị khoa học để thấy rõ hơn sự đóng góp của khoa học lĩnh vực công nghiệp rừng cho sản xuất và sự phát triển của ngành. Đồng thời các định hướng nghiên cứu về chế biến gỗ cần phải có các định hướng chuyên sâu mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất.
Kết quả hội thảo đã xác định được các ưu tiên nghiên cứu cho giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030 cho các lĩnh vực chuyên môn sâu của lĩnh vực công nghiệp rừng như chế biến, bảo quản gỗ, cơ khí, cơ giới trong trồng chăm sóc và khai thác rừng. Các định hướng này là cơ sở để Viện đề xuất các nhiệm vụ KHCN nhằm từng bước góp phần thúc đẩy phát triển chung của ngành Lâm nghiệp.
Một số hình ảnh tại Hội nghị:
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Lễ trao bằng Tiến sĩ Lâm nghiệp đợt 1 năm 2019
- Hội đồng tư vấn sơ kết cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học và tư vấn xây dựng 3 quy trình kỹ thuật thuộc đề tài: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh héo do nấm (Ceratocystis sp) cho Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng”.
- Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá nhu cầu xây dựng năng lực thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam
- Tin vắn: Hội đồng thẩm định hồ sơ xin công nhận tiến bộ kỹ thuật: Kỹ thuật nhận giống vô tính cây Sơn tra (Docynia indica) bằng phương pháp ghép và thẩm định báo cáo xin công nhận giống cây trồng lâm nghiệp: Cây Thanh thất (Ailanthus triphysa Alston). Cây Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai Rolfe).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo nghiệm mở rộng các giống Keo mới được công nhận (AA1, AA9, BVlt83, BVlt84, BVlt85, Clt98, AH1, AH7, BV71, BV73, BV10, BV75, BV16, BV32, BV33), tại Quảng Trị.