Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo nghiệm mở rộng các giống Keo mới được công nhận (AA1, AA9, BVlt83, BVlt84, BVlt85, Clt98, AH1, AH7, BV71, BV73, BV10, BV75, BV16, BV32, BV33), tại Quảng Trị.

Thực hiện Quyết định số 598/QĐ /KHLN-KH ngày 30/ 10/ 2019 của Giám đốc Viện về việc Thành lập hội đồng Khoa học Công nghệ nghiệm thu tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài:

Tên đề tài: Khảo nghiệm mở rộng các giống Keo mới được công nhận (AA1, AA9, BVlt83, BVlt84, BVlt85, Clt98, AH1, AH7, BV71, BV73, BV10, BV75, BV16, BV32, BV33), tại Quảng Trị.

Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Hải Thành

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

Mục tiêu đề tài:

– Chọn được ít nhất 2 giống Keo lá tràm, 2 giống Keo lai có triển vọng tại Quảng Trị.

– Xây dựng được 10 ha mô hình khảo nghiệm giống và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp

Hội đồng đã nghiệm thu khối lượng, đánh giá chất lượng các sản phẩm của đề tài. Kết quả nghiệm thu cho thấy, đề tài đã hoàn thành các nội dung theo thuyết minh đã được phê duyệt, đảm bảo tiến độ:

 

1) Đề tài đã tiến hành điều tra sinh trưởng các mô hình Keo lai, Keo lá tràm tại Quảng Trị:

– Sinh trưởng của mô hình Keo lai: Về tỷ lệ sống của 03 mô hình sau 5 năm đều tương đối cao và trung bình đạt 90%. Về hệ số biến động D1.3, Hvn từ 5-16%, cây trồng sinh trưởng tương đối đồng đều. Mô hình có mật đô càng cao thì hệ số biến động càng lớn. Chứng tỏ rằng mật độ cao thì cây rừng khép tán sớm và dẫn đến sự cạnh tranh về ánh sáng và nhu cầu dinh dưỡng nên các cây trong lâm phần có sự phân hóa rõ rệt. Sau 5 năm trữ lượng rừng của ba mô hình chưa có sự chênh lệch đáng kể và năng suất của 3 mô hình đều đạt trên 20 m3/ha/năm.

– Sinh trưởng của mô hình Keo lá tràm: Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ sống ở hai mật độ 1250 và 1650 đều tương đối cao >90%. Hế số biến động D1.3 ở hai mô hình này đều >15%, chứng tỏ cây rừng sinh trưởng về đường kính không được đồng đều. Riêng mô hình mật độ 600 cây/ha đã qua tỉa thưa nên hệ số biến động là rất bé. Trữ lượng rừng của hai mô hình 1650 cây/ha và 1250 cây/ha ở giai đoạn 5 tuổi cũng không chênh lệch nhau lớn. Tuy nhiên đối với mô hình tỉa thưa sau 8 năm ta thấy rằng mật độ để lại rất thấp nhưng trữ lượng rừng đã vượt gấp đôi và lượng tăng trưởng bình quân hàng năm cũng tăng lên và đạt 15,6 m3/ha/năm.

2) Đã tiến hành xây dựng mô hình khảo nghiệm mở rộng các dòng Keo lai, Keo lá tràm.

– Keo lai: Các dòng đưa vào khảo nghiệm là các giống được công nhận là các giống quốc gia và các giống được công nhận là tiến bộ kỹ thuật bao gồm: AH1, AH7, BV10, BV16, BV32, BV33, BV71, BV73, BV75. Kết quả phân tích ANOVA thông qua phần mềm Genstat cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính 1.3, chiều cao vút ngọn và thể tích thân cây đều có sự sai khác với mức ý nghĩa 99% và 95%. Tỷ lệ sống trung bình của các dòng trong khảo nghiệm >85%. Năng suất bình quân đạt 20m3/ha/năm.

– Keo lá tràm: Vật liệu khảo nghiệm Keo lá tràm là các dòng AA9, BVlt83, BVlt84, Clt98. Ở giai đoạn 42 tháng tuổi kết quả phân tích ANOVA cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính 1.3, thể tích thân cây và chỉ tiêu chất lượng thân cây Dtt là có sự sai khác với độ tin cậy 99% và 95%. Chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao là chưa có sự sai khác. Tỷ lệ sống trung bình của khảo nghiệm là 85,7%. Năng suất bình quân đạt 11.3 m3/ha/năm.

 

3) Sinh trưởng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Vật liệu sử dụng là các dòng BV10, BV16, BV32, BV33 được trộn lẫn với nhau. Kết quả sau 42 tháng sinh trưởng bình quân về đường kính đạt 10,5 dm, chiều cao đạt 10.8 m. Năng suất bình quân đạt 19.2 m3/ha/năm.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]