Ngày 23 tháng 9 năm 2015, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp (FEREC) thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ hỗ trợ Chiến lược Lâm nghiệp xã hội vùng Đông Nam Á và Tổ chức Khoa học, giáo dục Nông nghiệp & Phát triển (ASRF – SEARCA) đã tổ chức hội thảo khoa học về kết quả nghiên cứu của dự án “Nghiên cứu quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn dựa vào cộng đồng người dân tộc Mường tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam”.
Hội thảo có sự tham gia của 20 đại biểu là các nhà khoa học và quản lý lâm nghiệp đến từ các nước và các tổ chức khác nhau như: ASRF-SEARCA; Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế; Vụ Quản lý sản xuất Lâm nghiệp; Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam; và các đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Tiến sĩ Đoàn Văn Thu, Phó Giám đốc Viện KHLNVN, chủ trì hội thảo đã phát biểu ý kiến, định hướng thảo luận của hội thảo và mong muốn các nhà khoa học, các nhà quản lý đóng góp nhiều ý kiến nhằm cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định và ban hành chính sách ngành Lâm nghiệp.
Hội thảo đánh giá cao kết quả nghiên cứu đã đạt được của dự án “Nghiên cứu quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn dựa vào cộng đồng người dân tộc Mường tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam”. Thông qua hội thảo, các nhà Khoa học và Quản lý lâm nghiệp đã có thông tin đầy đủ hơn về vai trò của cộng đồng dân cư, một nhân tố trung tâm trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng và ghi nhận tính tự chủ của cộng đồng trong quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng; khả năng sáng tạo của cộng đồng trong phân phối lợi ích với các cơ chế tài chính thích ứng khác nhau ở cấp cộng đồng, thôn, xóm đảm bảo tính minh bạch và công bằng giữa các thành viên trong cộng đồng dân cư theo nguyên tắc “chi trả dựa vào kết quả“. Những phát hiện được phân tích từ nghiên cứu trường hợp cụ thể tại 4 xóm, thuộc 2 xã vùng rừng phòng hộ đầu nguồn thủy điện Hòa Bình là đóng góp có ý nghĩa để bổ sung, hoàn thiện các chính sách hiện hành nhằm thúc đẩy kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại địa phương, cũng như trên phạm vi toàn quốc.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Tổ chức Tết Trung thu cho các con em thiếu nhi Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Chương trình hiến máu tình nguyện “Lễ hội trăng hồng”
- Quyết định số 3747/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về việc Công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới
- Ngày 08/9/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 37/2015/QĐ-TTg Quy định điều kiện thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định số: 3620/QĐ-BNN-KHCN về việc công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học cho "Quy trình sản xuất nấm rễ nội cộng sinh AM (A. mycorrhiza) invitro dạng bột cho cây lâm nghiệp"
- Quyết định số 194A/QĐ-TCLN-KH&HTQT Công nhận "Kỹ thuật lên líp, bón phân và mật độ thích hợp trồng rừng keo lưỡi liềm trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ" là tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới.