Thực hiện Quyết định số: 730/QĐ/KHLN-KH ngày 24/12/2019 của Giám đốc Viện về việc Thành lập hội đồng Khoa học Công nghệ sơ kết đề tài: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số thiết bị và máy công tác chuyên dụng liên hợp với máy kéo có khả năng kéo bám và ổn định cao phục vụ trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Ngày 06/01/2020, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng sơ kết đề tài: Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới.
Chủ nhiệm: TS. Đoàn Văn Thu
Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu đề tài
Mục tiêu tổng quát:
Cơ giới hóa các khâu trồng, chăm sóc rừng, giảm lao động thủ công, góp phầm thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng
Mục tiêu cụ thể:
– Lựa chọn được máy kéo có tính năng kỹ thuật phù hợp, thiết kế cải tiến hệ thống di động, hệ thống điều khiển để làm việc ổn định ở độ dốc đến 25%.
– Thiết kế, chế tạo được các thiết bị, máy công tác: (1) Xử lý thực bì, vật liệu hữu cơ sau khai thác năng suất 1,5 – 2,0 ha/ca, (2) Máy tạo hố trồng rừng năng suất 180 – 200 hố/h, (3) Cày chăm sóc rừng năng suất 1,8 – 2,0 ha/ca, (4) Rơ mooc vận chuyển tải trọng 2,0 tấn liên hợp với máy kéo công suất từ 45 – 65 mã lực, thực hiện các khâu trồng, chăm sóc rừng trên đất dốc.
– Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức được 01 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sử dụng vận hành 04 thiết bị, máy công tác phục vụ trồng, chăm sóc rừng.
Nội dung của đề tài gồm:
- Nội dung 1: Nghiên cứu xác định đặc điểm đất đai, cây trồng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản cơ giới một số khâu trong sản xuất lâm nghiệp
- Nội dung 2. Nghiên cứu lựa chọn máy động lực (máy kéo) liên hợp với các thiết bị, máy công tác thực hiện một số khâu sản xuất lâm nghiệp
- Nội dung 3. Nghiên cứu thiết kế, cải tiến hệ thống di động và điều khiển, nâng cao khả năng làm việc ổn định, an toàn của máy kéo trên đất dốc đến 25%.
- Nội dung 4. Nghiên cứu tính toán thiết kế chế tạo: Thiết bị xử lý thực bì, vật liệu hữu cơ rừng trồng sau khai thác; Máy tạo hố trồng rừng, Cày chăm sóc rừng kết hợp bón phân; Rơ mooc vận chuyển.
- Nội dung 5. Khảo nghiệm thiết bị, máy công tác, đánh giá khả năng sử dụng trong điều kiện sản xuất
- Nội dung 6. Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo, lắp ráp và sử dụng các thiết bị máy công tác.
- Nội dung 7. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật lắp ráp, bảo dưỡng và sử dụng thiết bị
Kết quả chính đã đạt được đến tháng 12 năm 2019
– Đã nghiên cứu xác định được đặc điểm đất đai, cây trồng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản cơ giới một số khâu trong sản xuất Lâm nghiệp tại vùng Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
– Đã nghiên cứu lựa chọn, khảo nghiệm và xác định được máy kéo Janmar F535D có công suất, tính năng kỹ thuật phù hợp để thực hiên các khâu canh tác trên đất dốc lâm nghiệp.
– Đã tính toán thiết kế, chế tạo hệ thống di động cải tiến để nâng cao khả năng kéo bám, ổn định của máy kéo khi làm việc trên đất dốc. Với hệ thống di động này chiều cao trọng tâm (ht) của máy kéo giảm 6 cm, bề rộng cơ sở (B) của máy kéo tăng 28.5 cm, góc dốc giới hạn làm việc của máy kéo trên dốc ngang đã tăng từ 10% lên 27%.
– Đã nghiên cứu cải tiến hệ thống điều khiển máy kéo Janmar F535D. Thiết kế chế tạo và lắp đặt vô lăng lái 2 chiều (thuận và ngược), theo đó các cơ cấu điều khiển phanh, li hợp, chân ga, ghế ngồi lái cũng được lắp đặt bổ sung cơ cấu thứ 2 tương ứng với vị trí lái ngược. Hệ thống điều khiển này cho phép người vận hành LHM dễ dàng điều khiển các máy công tác lắp theo phía trước hoặc phía sau của máy kéo.
– Đã thiết kế, chế tạo cày 2 dãy làm đất chăm sóc kết hợp bón phân cho rừng trồng, cày có thể điều chỉnh được độ sâu làm đất, bề rộng làm việc và lượng phân bón phù hợp với yêu cầu kỹ thuật chăm sóc rừng. Độ sâu cày tối đa (hc max) đạt 23 cm, bề rộng làm việc tối đa Bmax đạt 2,2m; lượng phân bón có thể thay đổi từ 200g/gốc đến 500g/gốc, năng suất đạt từ 0,30 đến 0,40 ha/giờ tùy theo cấp độ dốc của địa hình.
– Hệ thống di động, điều khiển cải tiến, cày chăm sóc đã được chế tạo và đưa vào khảo nghiệm đều đạt các chỉ tiêu theo thiết kế. Các cơ cấu, chi tiết chế tạo có độ bền, chính xác cao, LHM làm việc ổn định, đảm bảo độ tin cậy trên địa hình có độ dốc ngang đến 27%.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ ép định hình ván bóc gỗ rừng trồng tạo cấu kiện kích thước lớn sử dụng trong xây dựng và đồ gỗ nội thất.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván dăm định hướng từ Luồng (Dendrocalamus barbatus) sử dụng trong sản xuất đồ mộc
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
Các tin khác
- Hội đồng nghiệm thu các chuyên đề thuộc đề tài: Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới.
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2020
- Kỷ niệm 60 năm thành lập Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội thảo “Xác định ưu tiên nghiên cứu các lĩnh vực Giống & công nghệ sinh học lâm nghiệp và Lâm sinh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ quỹ gen cấp Quốc gia năm 2019