Định hướng xây dựng hệ phân loại đất ngập nước của Việt Nam

Phạm Trọng Thịnh

Phân Viên ĐTQHR II

Đất ngập nước (ĐNN) có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người, nhất là đối với những người dân sống trong hoặc gần những vùng ĐNN, như: cung cấp lương thực (lúa gạo), thực phẩm (thủy sản, rau xanh), chất đốt, vật liệu làm nhà cửa, đồng thời cũng là địa bàn sinh sống và sản xuất của con người. Đất ngập nước bảo vệ sự đa dạng sinh học, duy trì các quá trình sinh thái, lọc sạch nước thải, điều hòa khí hậu, bảo vệ các giá trị văn hóa và lịch sử, đồng thời cũng là nơi tham quan, giải trí, du lịch và nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, ĐNN thường rất nhạy cảmvới các hoạt động của con người và các tác động của thiên nhiên. Do đó việc quản lý ĐNN một cách khôn ngoan, sao cho vừa khai thác hợp lý những tài nguyên của ĐNN để phục vụ cho cuộc sống của con người nhưng vẫn duy trì được các chức năng và thuộc tính của ĐNN đang trở thành mối quan tâm của những nhà quản lý, những người lập ra các chính sách và các quyết định liên quan đến ĐNN.

Ở nước ta, Bộ KHCN&MT đang xây dựng bản “Chiến lược về quản lý ĐNN Việt Nam”. Hệ thống phân loại và bản đồ ĐNN sẽ cung cấp những thông tin và số liệu cơ bản cho các hoạt động nghiên cứu, kiểm kê, đánh giátài nguyên ĐNN, góp phần hoàn thiện bản Chiến lược và xây dựng các chính sách để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN cho cuộc sống của con người.

1. Kh¸i niÖm vÒ ®Êt ngËp n­íc

Đất ngập nưóc được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau. Hiện nay có trên 50 định nghĩa khác nhau về ĐNN đang được sử dụng trên thế giới. Tuy nhiên, có thể phân thành 2 nhóm, một nhóm theo nghĩa rộng và nhóm thứ 2 theo nghĩa hẹp:

-Theo nghĩa rộng: “ĐNN là những vùng đầm lầy, dù là tự nhiên họăc nhân tạo, ngập nưóc thường xuyên họặc từng thời kỳ, là nưóc tĩnh hay nước chảy, nước ngọt, nưóc lợ hay nưóc mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nưóc khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6 mét”.

-Những định nghĩa theo nghĩa hẹp nhìn chung đều xem ĐNN là đới chuyển tiếp sinh thái (Ecotone), những diện tích chuyển tiếp giữa môi trường trên cạn và môi trường nưóc, những nơi mà quá trình ngập nước của đất gây ra sự phát triển của một hệ thực vật đặc trưng.

2. Ph©n lo¹i §NN trªn thÕ giíi

2.1.Nhiệm vụ của việc phân loại ĐNN

ĐNN đã được phân loại từ những năm đầu thế kỹ 20, bắt đầu bằng việc phân loại đất than bùn ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Nhiệm vụ đầu tiên của việc phân loại ĐNN là xác định ranh giới các hệ thống sinh thái tự nhiên cho các mục tiêu điều tra, đánh giá, và quản lý. Theo Cowardin và các cộng tác viên năm 1979 đã xác định 4 nhiệm vụ chính của việc phân loại ĐNN là:

-Mô tả các đơn vị sinh thái có các thuộc tính tự nhiên chắc chắn có sự tương đồng.

-Sắp xếp những đơn vị này trong một hệ thống giúp cho việc ra quyết định quản lý tài nguyên;

-Nhận biết các đơn vị phân loại để điều tra và lập bản đồ;

-Cung cấp sự đồng dạng về thuật ngữ và khái niệm cho mỗi đơn vị phân loại;

Việc phân loại sẽ sắp xếp chúng trong một hệ thống, giúp ích cho các nhà quản lý tài nguyên vàcung cấp các khái niệm và thuật ngữ một cách đồng nhất cho các đơn vị cho việc lập bản đồ.

2.2. Phương pháp phân loại ĐNN

Từ những năm đầu thế kỷ 20, người ta bắt đầu phân loại ĐNN dựa vào dạng sống của thực vật và chế độ thủy văn. Việc phân loại dựa vào những chức năng có thể thấy được của môi trường đặc biệt là thủy động học cũng là một hướng nghiên cứu được nhiều người quan tâm. Mới đây nhiều tác giả bắt đầu phân loại ĐNN dựa vào các giá trị và chức năng của ĐNN.

Semeniuk 1987, Phân loại ĐNNtheo hướng địa mạo. Corrick và Norman1980 phân loại ĐNN dựa vào các khu cư trú của các loài chim nước. Trong công trình Phân loại ĐNN và các khu cư trú ở vùng nước sâu của Hoa Kỳ người ta đã theo phương hướng thứ bậc dựa trên Hệ thống, Hệ thống phụ, Lớp, Lớp phụ.

Paijmans và các cộng sự 1985 đã xây dựng một hệ thống phân loại theo thứ bậc các nhóm: dạng đất đai; các lớp ngập nước và các lớp phụ dựa vào địa mạo, dựa vào đó để phân loại và lập bản đồ ĐNN của toàn châu Úc.

Các nhà khoa học cho rằng các hệ thống phân loại theo sinh thái học cung cấp các thông tin cơ sở cho việc quản lý và bảo tồn sinh vật học, và sẽ có thể có tác dụng so sánh rộng giữa các dạng ĐNN. Hoặc hệ thống phân loại phải dựa trên các đặc trưng về sinh thái học và đưa đến kết quả là các dạng ĐNN phải tương đối đồng nhất và có thể thấy những khác biệt giữa các dạng ĐNN với nhau (theo Pressey và Bedward, 1991).

Các yếu tố địa mạo, thủy văn, và chất lượng nước có sự kết hợp chặt chẽ giữa sự khác nhau về mặt khí hậu và địa chất giữa các vùng, cung cấp cơ sở chắc chắn để phân biệt các lớp ĐNNvề mặt sinh thái. Thực vật thường được sử dụng như là một thuộc tính quan trọng của ĐNN, đồng thời thực vật (và cả yếu tố sử dụng đất) cũng phản ánh một cách rõ nhất những yếu tố nêu trên và những thuộc tính khác khi xem xét.

Do đó người ta đã đề nghị mức đầu tiên của việc phân loại các dạng ĐNN (cho bang Victoria, Úc) dựa trên các cơ sở Vùng sinh địa (Biophysical); Địa mạo (geomorphology); Thủy văn (hydrology); và Chất lượng nước (water chemistry).

Trên cơ sở các phương pháp trên đây, nhiều hệ thống phân lọai đát ngập nưóc đã được xây dựng, tiêu biểu là các hệ thống phân lọai ĐNN của các Mỹ, của Úc, của IUCN và của Ban Thứ Ký ủy Hội Mê Công quốc tế, nhưng hầu hết chưa có hệ thống phân lọai nào thực sự phù hợp với các điều kiện kinh tế kỹ thuật của nước ta.

3. §Ò tµI x©y dùng HÖ thèng ph©n lo¹i vµ lËp b¶n ®å §NN cña ViÖt Nam

3.1. Các mục tiêu phân loại và lập bản đồ ĐNN của Việt Nam

Mặc dầu đã tham gia Công ước Ramsar từ năm 1989 nhưng đến nay nước ta chỉ mới có duy nhất một khu bảo tồn Đất ngập nước (Xuân Thủy) trong danh sách các vùng ĐNN của Công ước Ramsar. Đặc biệt, cũng cho tới nay nước ta vẫn chưa có một hệ thống phân loại và một bản đồ ĐNN của quốc gia. Đây là một khó khăn rất lớn cho công tác quản lý, xây dựng các chiến lược và các chính sách về quản lý, bảo tồn và sử dụng ĐNN. Chính vì vậy, Nhà nước đã đầu tư thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Phân loại và lập bản đồ ĐNN của Việt Nam”. Mục tiêu của đề tài là:

3.1.1.Mục tiêu lâu dài

Nhằm góp phần hoàn thiện Chiến lược quản lý ĐNN của Việt Nam, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách và biện pháp bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên ĐNN, vì lợi ích chung của đất nước và cuộc sống của người dân.

3.1.2. Mục tiêu trước mắt trong năm 2001

Xây dựng dự thảo hệ thống phân loại ĐNN của Việt Nam tương thích với tỷ lệ bản đồ 1/1.000.000, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, dựa trên những tài liệu cơ bản hiện có và những tài liệu hướng dẫn về điều tra và phân loại ĐNN của IUCN, Ramsar, Wetland International, MRCS và những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng hệ thống phân loại và bản đồ ĐNN ở đồng bằng sông Cửu Long, kết hợp với việc khảo sát phân tích và đánh giá những đặc trưng của các dạng ĐNN ở Việt Nam.

Ứng dụng dự thảo hệ thống phân loại ĐNN quốc gia để xây dựng bản đồ ĐNN cho đồng bằng sông Cửu Long (1/250.000) và xây dựng bản đồ ĐNN cho Miền Đông Nam Bộ (1/250.000).

3.2. Hướng tiếp cận trong phân lọai ĐNN của Việt Nam

3.2.1. Thống nhất sử dụng định nghĩa về ĐNN của Công ước Ramsar là cơ sở cho các khái niệm về ĐNN

Nước ta tham gia Công ước Ramsar từ năm 1989, cho đến nay định nghĩa về ĐNN của Công ước Ramsar (1971) đang được sử dụng là định nghĩa chính thống về ĐNN ở Việt Nam. Trong các văn bản pháp lý do Cục Môi Trường ban hành đều sử dụng định nghĩa này làm cơ sở cho các họat động điều tra, nghiên cứu quản lý ĐNN của Việt Nam. Trong khuôn khổ của chương trình hợp tác giữa các nưóc thuộc lưu vực sông Mê Công dự án “Điều tra quản lý ĐNN ở hạ lưu sông Mê Công” cũng đã sử dụng định nghĩa này là cơ sở cho các họat động điều tra, nghiên cứu của dự án.

Theo quan niệm đó, có thể nói một cách khái quát, ĐNN là những vùng đất bị ngập ít nhất một thời gian nào đó trong năm đủ để thích hợp cho phần lớn các lòai động vật họăc thực vật thủy sinh. Mặt khác đó cũng là những đới chuyển tiếp sinh thái giữa lục địa và nhừng thủy vực nưóc sâu trên 6 mét. Những vùng ĐNN mà độ ngập sâu trên 6 mét là những thủy vực nưóc sâu không bao hàm trong khái niệm này.

3.2.2.Những quan điểm phát triển hệ thống phân loại

Hai vấn đề cơ bản được thể hiện trong công ước Ramsar là việc “bảo tồn” và “sử dụng khôn ngoan” những giá trị và thuộc tính của hệ sinh thái ĐNN cũng chính là những mục tiêu tối hậu của các hoạt động nghiên cứu, phân loại ĐNN. Do đó việc phân loại và lập bản đồ ĐNN phải lấy việc phục vụ cho haimục tiêu này là những mục tiêu quan trọng nhất.Việc phân lọai ĐNN sẽ là công cụ để điều tra, nghiên cứu, quy họach và xây dựng các chính sách quản lý và sử dụng khôn ngoan môi trường và tài nguyên ĐNN.

– ĐNN bao gồm các yếu tố sinh vật hoặc không sinh vật như: đất, nước, thực vật, động vật, là những hệ sinh thái có năng suất cao trên trái đất.Mục 2.2 trong Công ước Ramsar cũng chỉ ra rằng tầm quan trọng của ĐNN sẽ được xác định trên cơ sở “sinh thái học”, “Thực vật học”, “Động vật học”, Thủy vực học” và “Thủy văn học”. Do đó việc phân loại ĐNN không thể chỉ dựa vào các yếu tố đơn lẻ, phiến diện mà cần phải dựa trên nền tảng những quan niệm về hệ sinh thái.

– Hệ thống phân loại và bản đồ khi được xây dựng cần đơn giản, thuận tiện cho việc sử dụng trong thực tiễn ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều người sử dụng.

– Hệ thống phân loại ĐNN phải thể hiện tính hệ thống thứ bậc, theo quan niệm về sinh thái phát sinh. Điều này tạo ra việc ghép nhóm, hoặc phân chia nhỏ, giúp ích cho việc ra các quyết định ở các cấp quản lý và các vùng địa lý. Hệ thống phân loại theo thứ bậc cũng thuận lợi cho việc thiết lập cơ sở dữ liệu để quản lý ĐNN, dễ dàng nối kết với các hệ thống phân loại cấp khu vực và của thế giới. Đồng thời, nó cũng thích hợp cho những nghiên cứu chi tiết ở các đơn vị nhỏ.

– Các thông tin được sử dụng để định ranh giới các đơn vị ĐNN ở mỗi cấp phải là những thông tin có thể đo tính được hoặc nhận diện được trên thực tế (đặc biệt là bằng những phương tiện viễn thám) để có thể xác định ranh giới của chúng và dễ dàng cập nhật được khi xây dựng các bản đồ ở tỷ lệ khác nhau.

– Hệ thống phân loại ĐNN phải là hệ thống mở để dễ cập nhật những thông tin mới.

3.2.3.Dự thảo khung phân loại ĐNN của Việt Namsử dụng để xây dựng bản đồ ĐNN cấp quốc gia và cấp vùng

Dự thảo khung phân loại ĐNN dưới đây gồm nhiều cấp phân vị. Tùy theo yêu cầu sử dụng để xác định mức độ chi tiết của hệ thống phân loại, và các yếu tố tham gia vào hệ thống phân lọai. Với yêu cầu sử dụng bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 cả quốc gia và cấp vùng tỷ lệ 1/250.000 có thể sử dụng hệ thống phân loại tới cấp 4. Đối tượng quản lý hoặc lập chính sách ở đây là một vùng địa lý mà các đơn vị phân biệt với nhau dựa vào thảm thực vật hoặc một tập hợp các loại hình sử dụng đất. Diện tích của mỗi vùng như vậy thường là hàng triệu ha. Tuy nhiên nếu sử dụng để lập kế hoạch quản lý cho một khu vực từ vài chục ngàn ha chở xuống có thể sử dụng hệ thống phân loại tới cấp 5 hoặc cấp 6, đối tượng quản lý là tập hợp của các nhóm loài thực vật ưu thế, hoặc một loại hình sử dụng đất. Sau đó có thể đưa thêm nhiều chỉ tiêu khác nếu cần lập kế hoặc quản lý hoặc lập bản đồ ở tỷ lệ lớn hơn nếu đối tượng quản lý là một loài cá thể.

Cấp 1: Hệ thống

Sự phân biệt đầu tiên là giữa đất ngập nước bị ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường biển (mặn) và đất ngập nước không bị ảnh hưởng bởi môi trường biển (ngọt).

1.ĐNN ở vùng biển và ven biển là những vùng ĐNN bị ảnh hưởng bởi thủy triều ven biển bao gồm cả những vùng nước lợ.

2. ĐNN ngọt: ĐNN không nhận nước từ biển mặc dầu có thể chúng nằm gần ven biển

Cấp 2: Hệ thống phụ

Đây là những phức hợp các vùng ĐNN cùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh vật học, hóa học, địa mạo và thủy văn nhưnhau. Những phạm trù rộng lớn này bao gồm:

1.Vùng ven biển là vùng đại dương trống bao phủ thềm lục địa và chịu ảnh hưởng của biển với năng lượng cao.

2.Vùng cửa sôngcác khu cư trú bị ảnh hưởng thủy triều và những vùng ĐNN lân cận bị ảnh hưởng của thủy triều. ở đó nước biển bị pha loãng do nước ngọt từ phía đất liền chảy ra.

3.Những vùng ĐNNchịu ảnh hưởng của sôngcác khu cư trú ngập nước có chứa dòng chảy ngoại trừ 2 điều (i) những loại ĐNN có nhiều cây, cây bụi nhô cao (ii) các khu cư trú có chứa muối nguồn gốc từ biển với nồng độ từ 0,5% trở lên.

4.Những vùng ĐNN thuộc về hồ là các khu cư trú nước sâu và ĐNN có các đặc trưng sau đây:

(i)Phân bố ở địa hình trũng và các dòng chảy bị ngăn lại;

(ii)Không có cây, không có cây buị, hoặc thực vật nhô lên liên tục với độ che phủ chiếm trên 30%.

(iii)Diện tích tổng cộng trên 8ha hoặc những loại ĐNNtổng diện tích nhỏ hơn 8ha.

(iv)Cũng được xếp trong hệ thống hồ khi có hoạt động do sónghoặc các đặc trưng của đường bờ biển tạo nên những hồ nước mặn (chẳng hạn như các đầm phá ven biển).

5.Đầm tất cả các vùng ĐNN không bị ảnh hưởng của thủy triều, có cây gỗ, cây bụi, cỏ, nổi rõ liên tục, và tất cả các loại ĐNN ở khu vực bị ảnh hưởng triềucó độ mặn dưới 0,05%. Loại này bao gồm cả những vùng ĐNN không có thực vật nhưng có các đặc trưngsau đây:

(i)Diện tích nhỏ hơn 8ha;

(ii)Không có những đặc trưng của đường bờ biển hoặc nền đá tạo thành do sóng hoạt động;

(iii)Nước ngập ở chỗ sâu nhất nhỏ hơn 2m khi mực nước thấp;

(iv)Độ mặn của nước nhỏ hơn 0,05%.

Cấp 3: Các lớp

Các lớp được phân cấp từ hệ thống phụ căn cứ vào mức độ ngập nước, thời kỳ ngập nước.. Tần suất và thời gian ngập nước là một trong những yếu tố chính quyết định thành phần loài sinh vật của ĐNN. Đất ngập nước ngọt gồm các loại từ ngập thường xuyên đến ngập theo mùa. Đất ngập nước mặn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều và dòng chảy bề mặt ở các mức độ khác nhau. Các loại chế độ nước sử dụng ở đây được điều chỉnh từ các loại cơ bản phản ánh được tần ngập nước. Bao gồm các đơn vị sau:

1.Các hệ thống phụ vùng cửa sông và ven biển, hồ nước mặn, thuộc hệ thống nước mặn được chia thành:

Vùng Ngập triềunền đất thường xuyên bị ngập triều;

Vùng Gian triềumặt đất bị lộ ra khi triều xuống thấp và bị ngập triều khi thủy triều lên;

2.Các hệ thống phụ thuộc về sông, hồ, đầm, thuộc hệ thống nước ngọt được chia thành:

-Sông rạch chảy thường xuyên;

-Sông rạch chảy theo mùa;

-Ngập nước thường xuyên;

-Ngập nước theo mùa

Cấp 4: Lớp phụ

Lớp phụ được phân chia từ lớp căn cứ vào các yếu tố: hiện trạng thực vật (thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng tự nhiên, rừng trồng) và tập hợp của một số loại hình sử dụng đất (đất trồng cây nông nghiệp hàng năm, đất trồng cây nông nghiệp nhiều năm, canh tác thủy sản). Đối với những vùng mà môi trường ít bị tác động, thảm thực vật tự nhiên sẽ là yếu tố ngoại mạo có giá trị như những chỉ thị của môi trường. Còn đối với những vùngmà môi trường ĐNN đã chịu ảnh hưởng do những tác động của con người thì các mẫu sử dụng đất cũng là những yếu tố có quan hệ rất chặt chẽ với những đặc trưng của môi trường tự nhiên.

Cấp 5. Loại Chỉ tiêu phân loại là nhóm loài thực vật ưu thế, hoặc một loại hình sử dụng đất.

Cấp 6.Loại phụ Chỉ tiêu phân loại là các yếu tố chất lượng nước, hoặc dạng đất.

Tóm tắt sơ đồ phân loại theo dạng hình tháp:

-Đỉnh hình tháp thể hiện bản chất của môi trường ĐNN (mặn, ngọt)

-Chân hình tháp lớn dần mà giới hạn tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng.

Cấp 1

Độ mặn của nước

Hệ thống phân lọai đất này đang được xây dựng làm cơ sở cho việc lập bản đồ và cơ sở dữ liệu quản lý ĐNN của Việt Nam.

TµI liÖu tham kh¶o

1. Cục Môi Truờng- Bộ Khoa học Công Nghệ và Môi Trường, 2000. Chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững ĐNN của Việt Nam

2. Phân viện Quy hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp, 1996. Dự án phát triển kinh tế vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long.

3. Anita Petersen, Nguyễn Huy Thắng và cộng sự, 1996. Bảo vệ các vùng ĐNN ven biển chủ yếu vùng châu thổ sông Hồng.

4. BirdLife/ Royal Netherlands Embassy/ Instituteof Ecologyand biological Resources, 1999. The Conservation of Key Wetland Sites in the MekongDelta.

5. Department of Environment, MOSTE of Vietnam. Strategy for management, protection, and Sustainable Development of Wetlands. Draft programme in Vietnamese.

6. MekongRiverCommission 1998. Inventory and Management of Wetlands in the LowerMekongBasin, Phase II. Project Document.

7. Nguyen Chi Thanh- Pham Trong Thinh- Le Thanh Binh and Nguyen Van Nhan, 2000. Wetland classification in the mekong delta of vietnam(Presentations at the Regional Workshop on MRC Wetland Classification, Vientiane, 18-19 September 2000.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]