Thử nghiệm sử dụng ống mica trong lai giống Thông

Nguyễn Minh Chí, Lê Văn Thuật, Đỗ Minh Hiển

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Nghiên cứu lai giống cho các loài Thông đã thu được nhiều thành công, đặc biệt ở các nước Châu Âu có nền lâm nghiệp phát triển. Các nghiên cứu này rất đa dạng từ thử nghiệm lai khác loài, thời điểm nón tiếp nhận hạt phấn đến nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu cách ly trong lai giống… Các loại vật liệu được sử dụng thành công là túi PBS, ống mica, bao Lawson. Mỗi loại vật liệu đều có ưu nhược điểm, do vậy tuỳ loài và điều kiện hoàn cảnh mà ứng dụng cho thích hợp.

Giai đoạn 1996 — 2000, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng bước đầu tiến hành thử nghiệm ảnh hưởng của các loại bao cách ly trong lai giống thông một số loài thông. Các loại vật liệu được sử dụng là túi Hydrazel làm bằng nhựa cứng và thoáng, túi Lawson nhập từ Thuỵ Điển, túi PBS nhập từ Anh, túi bao xi măng làm bằng vỏ bao xi măng ở Việt Nam, túi giấy bóng mờ làm bằng giấy bóng mờ. Sau 6 tháng cho thấy tỉ lệ nón được thụ phấn và không bị tổn thương đạt từ 35,2% đến 62,8% khi dùng các loại bao cách ly. Đây là kết quả không cao do nón thường bị tổn thương khi chụp bao cách ly. Để khắc phục hiện tượng này đề tài “Nghiên cứu lai giống một số loài bạch đàn, keo, tràm và thông” đã tiến hành thử nghiệm dùng ống mica làm vật liệu cách ly trong lai giống Thông. Bài báo này trình bày một số kết quả đạt được trong nghiên cứu thử nghiệm sử dụng vật liệu cách ly.

1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

1.1. Vật liệu nghiên cứu

* Vật liệu lai giống

– Cây mẹ: 4 dòng thông nhựa thuộc vườn giống thông nhựa tại Xuân Khanh — Ba Vì

– Cây bố: 3 phấn Thông caribê thu tại Ba Vì và 1 phấn thông caribê thu tại Đại Lải

* Vật liệu cách ly

– Giấy mica mỏng trong suốt được cuộn tròn và bấm ghim định hình thành các ống có kích thước dài 10 — 12 cm đường kính 2 — 3 cm.

– Bao PBSđược nhập khẩu từ Anh

1.2. Phương pháp nghiên cứu

* Thời điểm cần cách ly

– Khi thấy nón cái đã phát triển nhưng vẫn chưa nhô ra khỏi lớp vẩy bắc thì tiến hành chụp vật liệu cách ly.

* Thụ phấn

– Khi nón cái đã nhô ra khỏi lớp vẩy bắc thì tiến hành phun phấn. Phun định kỳ hai ngày 1 lần đến khi lá noãn mọc thành một góc vuông với trục nón thì dừng. Khi đó khoảng cách giữa các lá noãn lớn nhất và cũng chính là thời điểm thụ phấn tốt nhất.

– Khi quan sát thấy các lá noãn của các nón cái dày lên và khoảng cách giữa các lá noãn đã hoàn toàn lấp kín khoảng trống thì tiến hành tháo vật liệu cách ly

* Kiểm kê tỷ lệ đậu quả

– Kiểm kê ngay sau khi tháo bao

– Kiểm kê khi thu quả

2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết quả nghiên cứu cho ở bảng 1

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]